Dự án 10.000 của Trung Nam Group đâu rồi, sao bắt dân phải đóng phí chống ngập, dân chưa đủ khổ hay sao?

Để giải quyết bài toán khó là mỗi khi mua thì Sài Gòn biến thành sông, TP.HCM đã sử dụng nhiều công trình chống ngập, thậm chí là cho phép Trung Nam đầu tư dự án 10.000 tỷ chỉ để làm thành phố thôi ngập. Thế nhưng đến nay TP. HCM vẫn ngập, tình trạng này ngày càng nặng hơn trước. Và hôm nay để giải quyết vấn đề này, TP HCM sẽ thu mỗi hộ gia đình 3.668 đ/m2/tháng để chống ngập. Xin hỏi dự án 10.000 tỷ đâu mà để dân phải trả thêm phí thế này?

Tình trạng ngập úng ở Sài Gòn hàng bao năm nay là vấn đề nan giải, bởi chưa có giải pháp nào giải quyết triệt để, mặc dù trước đó TP đã tiêu tốn biết bao chi phí. Mỗi khi mưa lớn hay triều cường dâng, nước có thể cuốn trôi cả người và tài sản. Nhiều doanh nghiệp tập đoàn lớn bay vào đầu tư để giúp TP thôi ngập úng. Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung do ông Nguyễn Tăng Cường làm chủ tịch HĐQT cho ra đời hệ thống chống ngập, tuyên bố “không hết ngập, không lấy tiền” và cam kết bảo hành 20 năm không ngập úng. Nhưng vấn đề cuối cùng cũng không thể giải quyết được.

TP.HCM lại cho Tập đoàn Trung Nam đầu tư dự án trị giá 10.000 tỷ theo hình thức BT và đơn vị giám sát là Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Meinhardt Việt Nam. Khởi công vào năm 2016, Trung Nam cam kết hoàn thành tháng 6/2019. Thế nhưng đến nay, dự án vẫn chưa được đưa vào sử dụng mưa lớn thì TP.HCM vẫn biến thành sông. Và người ta lại nghĩ ra “bí quyết” chống ngập đó là bắt mỗi hộ gia đình 3.668 đ/m2/tháng để chống ngập, thay vì để một cái lu trước nhà như PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân – Trưởng Khoa Đô thị học (Trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) đề xuất trước đó.

Vậy là mỗi hộ gia đình phải góp tiền chống ngập. Đồng nghĩa là nhà của bạn có diện tích 100m2 thì bạn phải nộp 366.800 đông mỗi tháng để TP chống ngập, cho dù tháng đó chẳng có mưa gió gì. Lý giải tại sao người dân phải đóng tiền chống ngập, Tiến sĩ Hồ Long Phi giải trình: “do người dân xây nhà, nên nước mưa không thấm vào lòng đất trong phần xây dựng nhà ở đó, do đó xảy ra ngập“.

Liên quan đến vấn đề này, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng: “Chống ngập là dịch vụ công. Người dân đã phải đóng thuế và nhà nước có trách nhiệm đảm bảo họ được sống ở nơi không có ngập lụt. Nay vì lỗi do chính quyền, do doanh nghiệp, người dân tự nhiên phải chịu ngập rồi còn phải trả tiền chống ngập nữa thì quá vô lý”.

Nói thật bắt dân đóng tiền để TP chi vào việc chống ngập là rất phi lý. Đã có dự án 10.000 rồi sao TP lại bắt dân đóng góp kinh phí? Trung Nam chậm tiến độ, thay vì tìm cách thúc dục tập đoàn này sớm bàn giao để sử dụng cho mùa mưa năm nay, thì TP lại bắt dân đóng phí để chống ngập. Chã lẽ dự án 10.000 tỷ không hẹn ngày về, như Cát Linh – Hà Đông? Chã lẽ nó không hiệu quả nên bắt dân đóng tiền, để tìm giải pháp thay thế ư? Nếu không thì vì sao Trung Nam bất động thì TP không dám động? Ai đứng sau chống lưng cho tập đoàn này, mà TP phải sợ không dám chạm vào như thế?

Xin hỏi nếu dân đóng tiền để TP chống ngập, thì có ai cam kết với dân là TP sẽ không còn ngập nữa hay không? Nếu TP còn xảy ra tình trạng mưa lớn đường biến thành sông, thì ai sẽ chịu trách nhiệm trước dân đây? Xin đừng nghĩ dân là con bò sữa muốn vắt lúc nào cũng được, người dân đã chịu đựng hết nổi rồi.

Hết bị E'VN bòn rút bằng cách tăng lượng điện năng trong mùa dịch, rồi lại đến Bộ GTVT yêu cầu cứu BOT của các đại gia, thậm chí đóng thêm tiền kiểm định khi thải khi di chuyển ra đường. Thì nay lại đóng thêm tiền cho TP chống ngập. Thử hỏi trong thời gian tới người dân sẽ đóng thêm các khoản phí lạ lùng gì nữa đây? Bòn rút như vậy là đủ lắm rồi, người dân không còn sức chịu đựng nữa đâu.

Trung Nam chuyên về thủy điện nhưng TP lại cho mặt gửi vàng cho tập đoàn này dự án chống ngập nghìn tỷ. Giờ chậm tiến độ, không thể giải quyết tình trạng ngập úng, lại bắt dân đóng phí chống ngập. Sao bắt dân chịu trách nhiệm, mà không xử lý Trung Nam. Ai đã rước Trung Nam về xây dựng dự án này? Nếu không làm Trung Nam bàn giao dự án để mang vào sử dụng thì nên nhận tội trước nhân dân. Nên bắt Trung Nam bồi thường khi chậm tiến độ, và dùng tiền ấy vào việc chống ngập, chứ đừng bắt dân gánh nữa. Đừng để dân tức nước thì sẽ vỡ bờ ngay.

Tâm bão