Thẩm phán xem thực nghiệm: Bản án đả được tuyên trước khi ra tòa?

Thẩm phán Lê Quang Hùng, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Long An đã có mặt tại buổi thực nghiệm hiện trường ngày 20/8/2008.

Ông Lê Quang Hùng có mặt tại thực nghiệm hiện trường vụ án Hồ Duy Hải. (Nguồn: LS Trần Hồng Phong)
Bức ảnh có mặt ông Hùng do Cơ quan điều tra Công an Long An chụp. Tuy ông Hùng không chính thức tham gia vào quá trình thực nghiệm hiện trường với tư cách là người làm chứng nhưng việc có mặt ông Hùng ở hiện trường khó đảm bảo tính khách quan, công tâm trong xét xử.

Bởi lẽ, khi ông Hùng chứng kiến cảnh Hải thực hiện lại các hành vi (theo yêu cầu của cơ quan điều tra) sẽ dễ tác động suy nghĩ mặc định Hải có tội của người câm cân nảy mực như thẩm phán Lê Quang Hùng.

Theo quy định tại Điều 46 và Điều 53 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người tiến hành tố tụng (Thẩm phán Lê Quang Hùng), phải từ chối tiến hành tốt tụng hoặc bị thay đổi nếu họ tham gia với tư cách là người làm chứng trong vụ án đó, hoặc có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Bà Nguyễn Thị Loan kí đơn kiến nghị Kháng nghị Tái thẩm vụ án của con trai. (Nguồn: Thắng Thế Lê / BÁO SẠCH)
Thiếu vô tư, khách quan khi tiến hành xét xử là dấu hiệu cho thấy tòa án vi phạm tố tụng.

Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, khi các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm tố tụng thì viện kiểm sát cần kháng nghị bản án theo hướng hủy án để điều tra, xét xử lại từ đầu.

Báo Sạch