Thư ngỏ của bác sĩ viện Tai Mũi Họng TW: “Xin đồng bào đừng đeo khẩu trang y tế mỗi khi ra khỏi nhà nữa!
Sáng 4/3, bác sĩ trần Xuân Bách (hiện đang công tác tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) cùng đồng nghiệp nhận được 5 khẩu trang vải 2 lớp dùng trong và ngoài lúc khám, chữa bệnh. Các bác sĩ được yêu cầu nếu khẩu trang bẩ,n thì gi.ặt, không được phép dùng xong vứt đi.
“Trên vỏ túi nilon đựng khẩu trang có ghi tem là khẩu trang kháng khuẩn, nhưng tôi không thấy “nó” có vẻ gì là kháng khuẩ.n. Chỉ có 2 lớp mỏng dính như cái lớp áo ba lỗ tôi đang mặc. Ai hay nói phì nước bọt thì chắc là khẩu trang ướt sũng luôn”, bác sĩ Bách chia sẻ.
Theo bác sĩ, nhiều đồng nghiệp của anh ở các bệnh viện khác cũng chỉ được cấp khẩ.u trang vải, giống như loại anh được phát, và đều để dùng trong công tác khá.m chữa bệnh.
“Sự khan hiế.m khẩ.u trang y tế trong các bệnh viện đã là một sự việc có thật. Không biết còn bao nhiêu bệnh viện đã cấp phát cho nhân viên y tế khẩu trang vải để sử dụng trong khám chữa bệnh”, anh Bách nhấn mạnh và kêu gọi mọi người cùng dành khẩu trang y tế cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà của họ và những ai đang mắc các bệnh về đườ.ng hô hấp.
“Xin đừng phát chẩn khẩu trang y tế ngoài vỉa hè, giữa chợ, giữa công viên nữa! Hãy phát xà phòng, nước rửa tay và cung cấp đủ nước sạch để rửa tay thường xuyên là đủ ổn rồi.
Xin đừng bắt tất cả các cháu học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, nhân viên các công sở… phải dùng khẩu trang y tế khi đến trường học, nơi làm việc nữa! Khẩu trang vải thông thường là đủ ổn rồi.
Xin đồng bào đừng đeo khẩu trang y tế mỗi khi ra khỏi nhà nữa! Khẩu trang vải thông thường là đủ ổn rồi.
Không nên vì ch.ố.ng giặ.c mà mỗi người dân tích trữ riêng cho mình vài ba “vi.ên. đạ.n” trong khi “s.ú.ng” của bộ đội lại đang hết đến những vi.ên đạ.n cuối cùng. Như ở đây là đã b.ắ.t đầu phải dùng đến đ.ạn nh.ựa ở s.ú.ng đồ chơi trẻ con. Đừng để bộ đội đ.á.nh gi.ặc bằng đạn giấy.
Các bạn biết thương các nhân viên y tế, dành cho họ những v.ũ k.hí. để họ chống dịch thì họ mới đủ khả năng bảo vệ các bạn và gia đình của bạn thoát dị.ch!”.
Bác sĩ trần Xuân Bách hy vọng mỗi người dành một tiếng nói riêng, để khẩu trang y tế không bị lãng phí, để nhân viên y tế có đủ khẩu trang y tế dùng trong công tác khám, chữa bệnh.
Trước đó, theo khuy.ến cá.o của Bộ Y tế, người khoẻ mạnh, không mắc bệnh đường hô hấp không cần sử dụng khẩu trang y tế khi không cần thiết hoặc có thể sử dụng khẩu trang vải để bảo vệ sức khoẻ.
Bộ Y tế nhấn mạnh việc sử dụng khẩu trang cần kết hợp với các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, dụng cụ và rửa tay bằng xà phòng.
Bộ Y tế khuyến cáo những người bình thường không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế.
Ai cần đeo khẩu trang y tế?
Cán bộ y tế trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, điều trị người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp hoặc có tiếp xú.c với mẫu, bệnh phẩm truyền nhiễm.
Người chăm sóc hoặc có tiếp xú.c gần với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp.
Người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh hoặc có các triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như số.t, ho, khó thở, chảy nước mũi…
Tất cả những người đi đến cơ sở y tế, hoặc khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà.
theo xaluan