Xuất khẩu gạo ồ ạt cho TQ, VN sẽ đối diện với nguy cơ mất ổn định an ninh lương thực?
Sau 2 năm trầm lắng, TQ bất ngờ mua gạo từ Việt Nam tăng tới 595% về lượng và 724% về kim ngạch. Đây là điều đáng mừng và cũng rất đáng lo trong bối cảnh hiện nay. Việc thu mua gạo bất ngờ trong thời gian này khiến nhiều người không khỏi đặt ra nghi ngờ, TQ đang có âm mưu chính trị sâu xa.
Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc hơn 66.000 tấn gạo, trị giá hơn 37 triệu USD. Đáng chú ý là lượng gạo xuất khẩu sang một số thị trường như Pháp (tăng 554,1% về lượng và 723,6% về giá trị), Đài Loan (tăng 214% về lượng và 257,5% về giá trị), Nga (tăng 218,2% về lượng và 156,4% về giá trị)… cũng tăng, nhưng lượng gạo xuất khẩu sang những thị trường này chưa tới 1.000 tấn hay vài ngàn tấn trong 2 tháng qua. Nếu so với TQ thì không đáng kể.
Nhìn chung, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nhưng kim ngạch xuất khẩu gạo của VN tăng đây là tín hiệu đáng mừng. Điều này khiến cho ngành xuất khẩu nông sản có động lực hơn, VN xuất khẩu được lượng gạo lớn, người dân cũng có động lực gia tăng sản xuất…Bên cạnh kết quả khả quan của nền kinh tế trong mùa dịch, thì đâu đó vẫn còn trăn trở không thể không nghĩ đến.
Hiện VN đang phải gồng mình chống lại dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại. Cả nước có hàng ngàn doanh nghiệp đối diện với nguy cơ phá sản. Sản xuất bị đình trệ, nếu tình trạng này kéo dài thì không biết VN sẽ cầm cự được trong bao lâu? Không chỉ đối mặt với dịch bệnh, VN còn phải chống chọi với thiên tai. Điển hình là vùng đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất của cả nước đang đối diện với nguy cơ bị hủy diệt bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Vựa lúa miền tây cung ứng 90% lượng gạo xuất khẩu ngày nào, giờ đang hấp hối. Hậu quả này là do TQ ban cho, TQ đã khiến VN mất đi nguồn cung ứng lương thực dồi dào.
Trong cùng một thời điểm VN phải đối mặt với cả hai thảm họa dịch bệnh và thiên tai, nhưng TQ lại bất ngờ thu mua gạo sau nhiều năm không mặn mà. Điều này khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi nghi ngại vì sao TQ lại thu mua lượng lớn gạo VN trong lúc này? Mục đích của TQ là gì? Trên thế giới không chỉ VN là quốc gia duy nhất có lượng gạo xuất khẩu lớn, Thái Lan mới là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này. Vì sao TQ không mặm mà với gạo Thái Lan? Với lại trước giờ gạo của Việt chưa bao giờ là mặt hàng nhập khẩu ưu tiên của TQ, nhưng nay Bắc Kinh lại thu mua số lượng lớn gạo của Việt Nam trong thời điểm nhạy cảm này, liệu TQ có đang tìm cách lũng đoạn thị trường lúa gạo Việt Nam? Muốn VN phải lệ thuộc vào TQ, một khi nguồn cung ứng trong nước cạn kiệt?
Chưa rõ mục đích của TQ là gì, vì thế VN nên cân nhắc việc xuất khẩu gạo cho TQ. Nếu cứ xuất khẩu gạo một cách ồ ạt sang TQ như hiện nay, thì sẽ đến một lúc nào đó VN cạn kiệt nguồn cung trong nước. Nếu rơi vào tình cảnh này, có lẽ đây sẽ là thảm họa. Nền an ninh lương thực của VN sẽ bị đe dọa bởi nguồn cung ứng trong nước nay đã không còn.
Từ vụ thu mua lúa gạo làm người viết nhớ đến câu chuyện khẩu trang. Mới hôm nào, TQ nhập khẩu lượng lớn khẩu trang y tế từ các nước. Đến khi dịch bùng phát ở Mỹ, TQ đã lớn tiếng tuyên bố không bán khẩu trang cho nước này nhằm trả đũa. Cũng may Đài Loan đã kịp thời cung ứng khẩu trang cho Mỹ. Từ câu chuyện khẩu trang, nhìn sang câu chuỵện tích trữ gạo, khiến người ta không khỏi nghi ngờ TQ đang có âm mưu đen tối. Có khi nào TQ tích trữ lượng lớn gạo, lương thực thực phẩm để các quốc gia đang chống dịch phải lệ thuộc mình?
Còn riêng với VN, khi tích trữ được lượng gạo lớn, liệu TQ nâng giá bán lại cho các nước đang có nhu cầu lương thực và trong đó có Việt Nam? Bài học này từng xảy ra với mặt hàng than đá, VN cố gắng khai thác và bán rẻ rất nhiều trong một thời gian dài, để bây giờ mỗi năm phải nhập khẩu hơn hai chục triệu tấn với giá cắt cổ.
Thiết nghĩ đã có nhiều bài học nhãn tiền, vì thế VN nên cân nhắc việc xuất khẩu gạo cho TQ hiện nay, phải tính toán chặt chẽ, tránh trường hợp rơi vào cảnh ăn đong và bị dội trở lại. Một khi TQ đã hồi sinh, thì sẽ là mối đe dọa cho toàn cầu vì thế VN cần phải thận trọng hết sức có thể.
Theo Tâm bão