Vụ phó Vụ ATGT ra luật phải khoa học, chứ đừng lập lờ đánh lận con đen

Đầu năm mới dư luận lại dậy sóng khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chính thức có hiệu lực. Sau khi Nghị định này ra đời người đồng tình thì ít mà người phản đối thì nhiều, bởi người ta cho rằng luật này không khoa học, rất máy móc.

Thiết nghĩ việc xử phạt tài xế khi lái xe có nồng độ cồn là hoàn toàn hợp lý, người viết hoàn toàn ủng hộ. Bởi nếu không xử lý những trường hợp vi phạm này sẽ tạo kiện cho tai nạn giao thông xảy ra là rất cao. Như chúng ta đã biết, khi xảy ra tai nạn giao thông thì hệ lụy để lại là đau thương và tang tóc thậm chí là ly tán. Thế nhưng không phải vì ngăn chặn tai nạn xảy ra mà làm luật một cách mù quáng, và thiếu căn cứ khoa học.

Trong thực tế, không nhất thiết phải uống rượu bia mới có nồng độ cồn, mà khi chúng ta uống nước ngọt, ăn một số loại trái cây, uống thuốc cũng khiến hơi thở có nồng độ cồn. Mới đây Truyền hình Quân đội vừa tổ chức cuộc thực nghiệm cho tài xế ăn hoa quả, uống thuốc viêm phổi sau đó thổi vào máy nồng độ cồn. Kết quả, ai cũng “dính chấu”. Và Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: nước uống hoa quả lên men, socola, một số loại thuốc siro, cảm cúm, dung dịch sát trùng miệng họng, thức ăn tinh bột đường lên men…cũng có nồng độ cồn gây dương tính trong hơi thở.

Mặc khác trong thực tế, đa phần tài xế gây ra lỗi hay tai nạn nghiêm trọng thì nguyên nhân sau cùng cũng là do họ sử dụng rượu bia, hay ma túy. Như vậy nếu căn cứ vào Nghị định 100 này, thì ăn hoa quả hay đồ uống hay uống thuốc cũng bị phạt hành chính, liệu có quá lạm dụng luật hay không? Phạt tiền một cách bất chấp thế này có quá máy móc? Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, người ta đang vì tiền hay vì nhân dân đây?

Được biết, ông Hoàng Thế Tùng Vụ phó Vụ ATGT, Bộ GTVT chính là người tham mưu cho Nghị định 100 này. Ông nói rằng hình phạt là cần thiết, cho dù ăn hoa quả thức ăn thì nồng độ cồn vẫn là nồng độ cồn. Đồng thời ông khuyên người dân nên tìm hiểu các loại thức ăn nào có nồng độ cồn để tự điều chỉnh.

Xin hỏi, ông Tùng trong số hơn 90 triệu dân Việt có bao nhiêu % người dân có cơm ăn áo mặc, hay đại đa số họ phải chạy vại từng bữa ăn, cơm ăn chưa no áo mặc chưa ấm mà ông còn bắt dân phải sống như những nhà khoa học dinh dưỡng, thì liệu họ có đáp ứng được yêu cầu của ông? Có lẽ những người đáp ứng được nhu cầu của ông, có chăng cũng là những vị có bữa ăn sáng vài chục đô.

Ông là người làm luật, thì ông nên biết luật phải có tính khoa học, tính xã hội của nó. Luật của ông phải phân biệt được chỉ số nồng độ cồn trái cây và bia rượu để điều chỉnh phù hợp. Không thể cứ vượt qua 0 miligam/100 mililit khí thở là phạt được. Phải có ngưỡng nhất định, để những người thi hành nhiệm vụ căn cứ vào đó mà thi hành.

Đó là lý do vì sao đa phần các quốc gia ra luật từ 0,5 miligam/100 mililit khí thở mới xử phạt. Chỉ có 20 quốc gia quy định vượt quá 0 là phạt nhưng họ chắc chắc có nghiên cứu của họ, có đặc thù của xã hội họ. Ông không thể copy một cái lâu đài đặt trên nền nhà tranh vách đất được.

Dân không thể nhịn đói ra đường, đau không thể nhịn uống thuốc. Ăn quả nào cũng dính cồn, vậy ông bắt dân phải làm sao cho ông vừa lòng? Làm luật kiểu như ông chẳng khác nào lập lờ đánh lận con đen cả.

Khi dựng một luật, ông Tùng phải có nghiên cứu khoa học và điều tra xã hội học, chứ không thể ngồi phòng lạnh ra một điều luật vo tròn cả xã hội giế.t nhầm hơn bỏ sót như vậy. Luật đó chỉ phục vụ ý chí của người ra luật và nó tạo ra sự bất bình đẳng.

Chưa hết, ông Tùng còn nói rằng thực chất của thức ăn có nồng độ cồn thì cũng gây ảo giác như bia rượu. Nhưng luật là luật, người dân phải có ý thức chấp hành. Sao ông Tùng lại u mê bất chấp như thế? Cũng may ông chỉ tham mưu luật giao thông chứ nếu ông mà tham mưu dựng luật hình sự, chắc dân lủ khủ tự chặt đầu mang đi nộp.

Khánh Lâm