VIETJET – mô hình làm giàu h èn hạ nhờ lừa đảo, chèn ép khách hàng?

Trong thời gian gần đây mô hình hàng không giá rẻ trên thế giới đã phát triển rầm rộ và tăng trưởng thị phần một cách đáng kể, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế trên bằng việc ra đời hãng hàng không Jetstar,sau đó là Vietjet, hàng không giá rẻ mang lại cơ hội cho nhiều triệu người có cơ hội đi máy bay với thu nhập ít ỏi của mình, giúp cho nhiều doanh nhân khởi nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian khi phải đi công tác xa.

Tại Việt Nam mô hình hàng không giá rẻ của Vietjet ban đầu có vẻ ổn,nhưng khi phát triển nóng, doanh thu và lợi nhuận lại tăng trưởng tỷ lệ nghịch với chất lượng dịch vụ cung ứng gây ra nhiều phe “sóng gió” cho chính “thượng đế” của mình.

1. QUÁN QUÂN DELAY: dồn khách để tăng lợi nhuận

Sáu tháng đầu năm 2018 Vietjet đã có 10.000 chuyến bị delay trở thành quán quân Delay idol của Việt Nam. Chuyến bay của Vietjet luôn có tỉ lệ delay và hủy chuyến cao hơn hẳn các cty khác như Jetstar và Vietnam airlines.

Việc Delay này bị lạm dụng đến mức ông Đinh La Thăng lúc còn làm Bộ Trưởng bộ giao thông phải thốt lên trong một cuộc họp: “Tôi nhiều lần nhắc cấm dồn chuyến rồi nói dối do thời tiết, kỹ thuật. Hãng cố tình chậm giờ, không bay vì ít khách, giống như xe khách ít khách thì đi lòng vòng, máy bay cố tình chậm không bay để dồn lại”.

Phải nói Ông Thăng đã “bóc mẻ” các hãng hàng không khi cố tình dồn chuyến để lắp đầy chuyến bay bằng cách để khách hàng phải vật vờ nhiều giờ ở sân bay vì delay. Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh: “Tại sao năm ngoái tỷ lệ thấp, năm nay lại tăng cao, phải làm rõ mấu chốt này. Khách hàng là thượng đế mà bắt thượng đế lang thang, vật vờ ở sân bay, thái độ của nhân viên thì không tốt, thiếu tôn trọng hành khách. Phải xem đây là lỗi chung, sự xấu hổ chung của toàn ngành”.

Các hãng hàng không giá rẻ còn có “mưu mẹo” bán ghế quá 5% số ghế có trên máy bay để bảo đảm luôn đầy khách,tuy nhiên một số hãng có thể “tham lam” bán dư hơn 10% số ghế dẫn đến khách hàng phải bị chuyển qua chuyến bay sau.

2. BỎ NGỎ AN TOÀN

Trong hàng không,việc bảo dưỡng,bảo trì và việc bảo đảm an toàn cho việc vận hành máy bay là việc làm hết sức quan trọng,tuy nhiên nhiều hãng hàng không vì mục tiêu lợi nhuận đã khai thác quá mức công suất hoạt động của máy bay dẫn đến việc thiếu an toàn và xảy ra những sự cố làm “đứng tim” thượng đế. Giống như trường hợp máy bay bị rơi hai bánh ở Đắk Lắk

Tính riêng quý IV/2018, Vietjet đã gặp 7 sự cố máy bay, trong đó có 5 sự cố do hỏng hóc kỹ thuật và 2 sự cố do yếu tố chủ quan của nhân viên hàng, chiều 25/12/2018 chuyến bay VJ689 của hãng Vietjet đã hạ cánh nhầm đường băng chưa đưa vào khai thác tại sân bay Cam Ranh.

Việc tăng trưởng quá nhanh doanh thu và lợi nhuận một hãng hàng không Việt là tín hiệu đáng mừng,tuy nhiên nếu chỉ vì lợi nhuận mà không tập trung cho việc chuẩn bị hạ tầng,nhân lực và kỹ thuật thì là một việc làm hết sức nguy hiểm cho tính mạng của hàng trăm thượng đế.

Nhiều chuyên gia nước ngoài đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng tăng trưởng nóng của Vietjet sẽ không bảo đảm an toàn bay.

3. HÀNH XỬ KÉM CỎI

Chính vì quá tiết kiệm chi phí nên Vietjet thường tuyển chọn người với tiêu chuẩn thấp, bắt phải kiêm thêm nhiều nhiệm vụ ( vừa tiếp viên vừa làm phục vụ,bán đồ ăn,bán vé .v.v ) do đó khối lượng công việc rất nặng nề, cộng với việc ít được đào tạo nên lực lượng này rất lúng túng khi xử lý những tình huấn hết sức đơn giản, họ thường nổi nóng, tranh cãi, thậm chí xô xát với khách hàng ( đã có nhiều khách hàng đưa lên youtube và face và những trường hợp này ), nhìn cảnh họ cãi nhau,chửi nhau với khách hàng thấy mà chán ngán. Một ông anh trong hiệp hội vận tải đã từng thốt lên “ hàng không ngày càng đi thụt lùi,còn tệ hơn xe dù” trong khi đó xe khách ngày càng phục vụ tốt hơn và luôn đúng giờ ( nhưng oái ăm là xe khách chỉ phù hợp với những chặn ngắn từ dưới 300 km).

Nhiều cảnh thấy những người phụ nữ nghèo xách theo vài gói kẹo quà ở quê bị bắt mang đem ra cân, hoặc phải trả thêm 200-300k thấy mà xót,có nhiều người đã bật khóc,thấy mà đau lòng.

4. CHÈN ÉP KHÁCH HÀNG

Chính vì thu giá vé rẻ,nên hãng thường có xu hướng thu thêm phụ phí,tuy nhiên vì nhân viên quá kém cỏi hoặc cũng có thể vì chỉ tiêu doanh thu nên nhiều trường hợp khách hàng bị chèn ép quá lố.

Nhiều cảnh thấy những người phụ nữ nông thôn lam lũ xách theo vài gói kẹo quà ở quê bị bắt mang đem ra cân,hoặc phải trả thêm 200-300k thấy mà xót,có nhiều người đã bật khóc. (trong khi đó khi mua 20 kg hành lý ký gửi thì được vô tư xách bánh kẹo,quà cáp lên máy bay mà không ai hỏi )

Hãng thường có xu hướng quy định thời gian có mặt sân bay từ rất sớm,để khi khách hàng ra trể một vài phút thì bị bắt phải đổi chuyến và trả thêm tiền,nhưng nếu khách hàng làm “căng” thì lại chấp nhận,điều này dẫn đến sự không nhất quán trong quy định.

Tôi đã từng bị bỏ tiền ra thêm 450k để chuyển qua chuyến sau vì ra sân bay Nội Bài khi còn 40 phút.

Tuy nhiên ở sài gòn tôi lại được chấp nhận khi chỉ còn cách giờ bay 30 phút,điều này tạo nên văn hóa “chửi nhau” để được lên máy bay ( có đại lý còn bày tôi phải làm căng với nó thì sẽ được,tuy nhiên tôi không phải là người thích hành xử theo kiểu “chợ búa”)

Ngoài ra khi có sự cố hủy chuyến hãng thường có xu hướng lập lờ để cho khách hàng phải hủy vé (ai có kinh nghiệm thì nán lại làm “căng” sẽ hưởng đủ dịch vụ ), ai không có kinh nghiệm hoặc quá “hai lúa” thì đành chịu mất thêm tiền để mua vé khác với giá cao hơn,mà tặc lưởi “tại mình xui”.

5. ĐỘC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH NHÓM

Sự việc như trên đã diễn ra trong một thời gian dài,mọi việc có vẻ tốt hơn khi Đinh La Thăng làm mạnh tay với hàng không, tuy nhiên sau đó thì “đâu lại vào đấy”.

Nhiều thượng để đã rất uất ức đến mức lập ra facebook “tâychayvietjet” đến 15.000 người follow thế nhưng không làm cho Vietjet suy xiển vì đơn giản là Vietjet độc quyền về giá rẻ,với số lượng máy bay khủng và nguồn tài chính mạnh,cộng với mối quan hệ thân mật với quan chức,không hãng hàng không nào có thể “bén mảng” tham gia vào lĩnh vực hàng không này (những hãng hàng không giá rẻ quốc tế thì lại rất khó để xin được giấy phép và bị chèn ép về hạ tầng nên sẽ khó lòng xâm nhập vào thị trường )

Cho dù rất căm gét cách hành xử của Vietjet nhưng với hàng triệu thượng đế đi làm ăn xa nhà,mỗi năm để dành được chục triệu,nếu vợ chồng con cái cùng về quê thì xem như tiền vé đã ngốn hết sạch,nếu đi Vietnam airlines thì xem mắc nợ cả 1.000 usd. Chính vì không có nhiều lựa chọn thời gian đi đường bộ lại ngốn quá nhiều thời gian,nên cho dù có căm giận thì họ cũng không còn lựa chọn nào khác tốt hơn.

Nguồn: FB Yen Vo

Tags: CEO VietJet, Nguyễn Thị Phương Thảo Vietjet, Vietjet.