Việt Nam khan hiếm khẩu trang, trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng triệu cái khẩu trang được cho đi xuất ngoại một cách công khai, giờ trong nước khan hiếm người dân không có dùng, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này?

Đại dịch corona khiến TQ rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, phải cần sự trợ giúp của các nước quốc gia khác. Nhưng khó hiểu một điều là đến giờ TQ vẫn không cho các nhà khoa học Mỹ vào Vũ Hán giúp nước này khống chế dịch.

Theo trang CNN, đến nay có nhiều tổ chức quốc tế và hơn 11 quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã gửi hàng từ thiện đến Trung Quốc nhằm giúp ngăn dịch viêm phổi do vi rút Corona mới. Nhật Bản đã quyên góp 1 triệu khẩu trang, xe ô tô có trị giá gần 1,4 triệu USD và 1 triệu nhân dân tệ (gần 143 nghìn USD) để mua thuốc điều trị cho những bệnh nhân nhiễm nCoV. Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ Trung Quốc 12 tấn đồ bảo hộ y tế. Malaysia thông báo sẽ gửi 18 triệu cặp găng tay y tế đến Vũ Hán, còn Tòa thánh Vatican cũng gửi 600.000 khẩu trang y tế đến Trung Quốc để hỗ trợ.

Việt Nam cũng hỗ trợ 0,5 triệu USD. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng vận động viện trợ hàng hóa giá trị 100.000 USD và 7 tỉnh biên giới phía Bắc cũng có các hình thức phù hợp hỗ trợ giúp đỡ cho nhân dân Trung Quốc, nhất là các tỉnh ven biên giới hai nước. Không chỉ vậy, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Nguyễn Hùng Anh đã chỉ thị cho các đơn vị hỗ trợ, trao tặng hơn 55.000 chiếc khẩu trang y tế để phòng, chống đại dịch Vũ Hán.

Trong khi các nước quyên góp hàng hóa, tiền bạc để hỗ trợ TQ, thì Ấn Độ, Đài Loan đã có lệnh cấm xuất khẩu đồ bảo hộ, khẩu trang y tế, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Vì sao các nước lại quay lưng với TQ lúc này? Phải chăng vì TQ trước đó quá ngang ngược? Việt Nam thì không tính toán, sẵn sàng cho xuất khẩu những trang thiết bị này, tính từ ngày 30-1 đến 4-2 Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP.HCM) đã làm thủ tục tục xuất khẩu khoảng 36 tấn khẩu trang qua Trung Quốc, số còn lại vào Singapore, Malaysia. Thế mới thấy tình cảm của ta và nước láng giềng sâu đậm.

Dịch corona đang diễn biến khó lường giá khẩu trang trong nước đất đỏ, đến nổi Bộ Tài chính phải kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo tìm nguồn để nhập khẩu khẩu trang đáp ứng nhu cầu ở trong nước, thì VN vẫn cho phép xuất khẩu hàng loạt sang nước ngoài. Phải chăng đây là nguyên nhân gây nên tình trạng khang hiếm khẩu trang trong cả nước?

Hiện giờ người dân trong nước đang phải vật vả với tình trạng khan hiếm khẩu trang. Người dân phải chầu chực nhiều giờ từ sáng sớm để mua nhưng cuối cùng đành phải về tay không vì không mua được. Tình trạng này được báo Thanh niên phản ánh qua bài viết với tiêu đề: “Chen lấn từ 4 giờ sáng vẫn không mua được khẩu trang y tế mùa dịch COVID-19”. Tờ VNExpress còn kể có những người còn phải thức dậy sớm hơn nữa, từ 2 giờ sáng, đi mua khẩu trang chống dịch COVID-19.

Không chỉ người dân rơi vào tình trạng thiếu thốn khẩu trang, mà các y bác sĩ ở các bệnh viện tuyến đầu TP.HCM cũng rơi vào thảm cảnh này. Cách đây mấy hôm, bác sĩ Nguyễn Tri Thức – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tình trạng khẩu trang ngày càng khan hiếm, cho nên có thông báo sẽ thực hiện chủ trương tiết kiệm và sử dụng khẩu trang hợp lý nhằm đối phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể kéo dài. Bệnh viện đang phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” khi cấp phát khẩu trang y tế cho y, bác sĩ của mình. Có thể Bệnh viện chỉ cầm cự đến hết tuần sau, báo phunuonline dẫn lời.

Còn các y bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ cũng phải tranh thủ bữa trưa xong lại tất bật người cắt, người may khẩu trang trong bối cảnh thị trường đang khan hiếm khẩu trang do người dân lo sợ dịch bệnh do virus corona chủng mới. Thử hỏi nếu dịch bùng phát thì các y bác sĩ lấy đâu ra khẩu trang để trang bị cho bản thân để chăm sóc cho các bệnh nhân? Nếu không có đủ đồ bảo hộ nếu những y bác sĩ này nhiễm bệnh thì ai sẽ chống dịch cứu dân? Ai sẽ chăm sóc cho gia đình của họ? Nếu chẳng mai họ ra đi thì sẽ thế nào? Nếu VN vỡ trận như Vũ Hán vì thiếu khẩu trang, trang thiết bị thì ai sẽ chịu trách nhiệm trước vấn đề này?

Việc một quốc gia gặp nạn các quốc gia khác tương trợ là điều nên làm. Nhưng thiết nghĩ, nên hỗ trợ những gì có thể trong khả năng cho phép. Không thể vì hỗ trợ để thể hiện tình hữu nghị mà quên dân mình đang phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm, không có gì để phòng hộ. Xin thưa xuất cảng khẩu trang lấy tiền không quan trọng bằng sức khỏe của người dân.

(Nguồn: bão lữa)