Thưa GS Đặng Hùng Võ, không nên lấy tiền ra để mặc cả cuộc sống với người dân
Mấy hôm trước thôi, một vị GS của Việt Nam – Đặng Hùng Võ lại phát biểu một câu “xanh rờn”, bộc lộ suy nghĩ thiển cận và thói ăn trên ngồi trốc của những người có tiền, chẳng khác nào giai cấp tư sản hút máu vô sản như bọn tư bản giãy ch ê’t khi cho rằng, để hạn chế người dân di cư vào Hà Nội và TP.HCM nên dùng rào cản kỹ thuật, tức tăng thuế để chỉ có người thu nhập cao mới ‘trụ’ được ở hai thành phố lớn này.
Ông thân là Giáo sư, coi như là người được xã hội kính trọng, học cao hiểu rộng thì chả lẽ lại không biết rằng ở các nước phát triển, để làm giảm đi sự di dân ồ ạt vào các thành phố trung tâm, người ta có rất nhiều các phương án tốt, và một trong những phương án đó là việc chính phủ sẽ có các giải pháp về nhân sinh, môi trường ở các thành phố xung quanh. Ví dụ như sẽ có các chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận, bên cạnh đó họ sẽ đi các bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá và các dự án khu dân cư ổn định cho địa bàn xung quanh.
Khi các khu vực lân cận có chính sách thuế ưu đãi, với việc đường xá giao thông đảm bảo và giá nhân công tại đây rẻ hơn thì các nhà máy sản xuất và công ty sẽ xem xét và chuyển về vùng ngoại ô thành phố nhiều hơn, từ đó nhân sự sẽ về theo. Người dân thường đi tới những nơi mà họ có được công ăn việc làm và an sinh xã hội tốt. Chẳng ai muốn vào các thành phố lớn để sống trong các căn nhà hộp chật chội và hít không khí ô nhiễm. Chẳng qua họ không có nhiều các lựa chọn về công việc nên mới chấp nhận cuộc sống nhập cư về nơi đông đúc và hàng ngày đối diện với tình trạng kẹt xe kh.ủ.n.g kh.i.ế.p.
Từ đó cho thấy nếu khôn ngoan sẽ có các giải pháp chính đáng và kịp thời thì việc di dân sẽ được chia đều ra các tỉnh. Chính phủ sẽ kiểm soát được tình trạng dân cư, đi trước được các vấn đề quy hoạch đất đai, đường xá, giao thông và an ninh xã hội.
Ông coi như là người có tri thức, có học vấn, ông mở miệng ra tư vấn cho chính phủ làm chính sách chứ không phải một kẻ vô học đứng la lối giữa đường nên thiết nghĩ mỗi tư vấn cần được suy nghĩ thật kỹ trước khi nói, bởi lẽ chúng sẽ tác động liên hệ trực tiếp với đời sống của hàng triệu người dân.
Ông hãy nhìn thực trạng xã hội hiện nay xem, Sài Gòn bé tí có gần 15 triệu dân. Cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện quá tải. Ô nhiễm không khí, tình trạng ngập nước, kẹt xe như nỗi ám ảnh… chất lượng cuộc sống quá thấp, thiếu cây xanh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.
Thay vì có những bước đi đúng đắn cho con người thì những người quản lý cứ loay hoay mãi với các biện pháp tức thời không bao giờ giải quyết được triệt để .
Ngập là nâng đường, rồi lại ngập, lại nâng đường.
Kẹt xe thì mở rộng lòng đường, cấm giờ cao điểm trên khắp các tuyến thành phố nhưng rồi lại vẫn kẹt.
Vẫn tham nhũng,vẫn hối lộ nên nhà cửa vẫn tự phát và xây dựng tràn lan, không theo 1 hệ thống nào, nhìn cái TP từ trên cao thật hỗn độn.
Cây xanh thì chặt phá không thương tiếc.
Mỗi ngày lãng phí biết bao nhiêu tiền của và giá trị xã hội khi cứ sống trong 1 thành phố kẹt cứng như thế này thì đất nước phát triển thế nào được, người dân hạnh phúc thế nào được. Thân đã học đến hàm Giáo sư, chả lẽ ông còn chưa nhận ra?
(Theo Tâm Nhat)