Nghị định 100: Đừng để dân nghĩ đây là cú úp sọt!
Nghị định 100 mà dân vẫn gọi là nghị định xử phạt nồng độ cồn, vừa được ban hành ngày 30.12.2019, nhưng lại có hiệu lực ngay từ 1.1.2020 tức chỉ sau hai ngày ký. Nhiều người thắc mắc thời điểm ban hành và có hiệu lực sao lại ngắn ngủi như thế? Thời gian gấp rút như vầy, liệu người dân có quyền nghi ngờ đây là một cú úp sọt chăng?
Đa số người dân hoàn toàn đồng ý với việc phạt thật nặng, thậm chí tước bằng lái vĩnh viễn với những người điều khiển phương tiện giao thông khi say xỉn và tái phạm. Nhưng theo nghị định mới này, bất cứ ai có nồng độ cồn trong hơi thở đều bị phạt. Điều này khiến đại đa số người dân không đồng tình.
Ấy vậy mà, để bảo vệ cho mức cứ 0 là phạt, người ta còn lấp liếm rằng “người vi phạm được có cơ hội giải thích với công an”. Thử hỏi, Luật mà không có con số cụ thể, như vậy thì người thi hành là luật luôn ư? Luật pháp làm ra là để bảo vệ người dân. Tinh thần của luật pháp là công an phải chứng minh người vi phạm uống rượu bia, nhưng luật này lại thì bắt người ta phải chứng minh có cồn không phải do rượu bia. Quá là hài hước.
Mới đây, ông H. bị công an bắt lỗi nồng độ cồn phạt 3 triệu giữ xe 7 ngày. Ông H trình bày “Tối nay tôi có uống rượu đâu. Trưa nay ở xóm có giỗ, tôi uống một ít rồi về đi ngủ. Chiều vợ rủ sang Vinh thăm người ốm, nghĩ hết (cồn) rồi nên mới lấy xe đi. Ai ngờ lúc kiểm tra thì vẫn vi phạm”. Câu chuyện của ông H mang đến thông điệp, ngắn gọn, xúc tích, lạnh lùng như tính khách quan của pháp luật. Nhưng chứa đựng sự xót xa của người mất tiền, chứa đựng sự ngỡ ngàng của một người dân chưa kịp hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Ít nhất cho đến thời điểm có hiệu lực, chưa có bất cứ ai giải thích cho ông H cho dân là nồng độ cồn sẽ còn lưu lại bao lâu sau khi uống? Uống rồi thì bao lâu mới điều khiển phương tiện.
Đây không phải là trường duy nhất, thử hỏi còn bao nhiêu người dân trong cả nước không biết đến nghị định này, bởi không phải ai cũng tiếp cận thông tin qua báo đài hay thông tin đại chúng cả…? Như vậy Nghị định 100 này há chẳng phải là cú úp sọt?
Câu chuyện Nghị định 100 giống như chuyện “một phát ăn ngay” trong khi dân chưa được tuyên truyền, chưa kịp biết những kiến thức tối thiểu khiến nó giống y như cách đè ngửa ra phạt, không trình bày, giống một kiểu đánh úp không hơn không kém.
Ở nước ngoài, khi ban hành một luật định, thì đây là trách nhiệm của những người có Chuyên môn về Luật Pháp như các Luật sư hay Chuyên gia về Luật. Người ta tìm hiểu tác động của xã hội, đánh giá rồi đưa ra sự đồng thuận.
Còn ở Việt Nam thì Cơ quan Lập Pháp là Quốc hội được Tổ chức theo cách là Người Đại diện của các Dân tộc và các Ngành nghề, các Tổ chức Xã hội. Phần lớn, rất lớn là Họ không có Khả năng làm Luật. Vậy nên họ đưa những Ý tưởng hay Mục tiêu muốn ra Luật cho các Cơ quan Hành Pháp tức là Nhà nước làm. Rồi đưa cho Lập Pháp – Quốc hội xem xét. Như vậy, Lập Pháp là làm ra Luật để Hành pháp Sử dụng. Thì nay Lập pháp không Làm Luật mà bán cái cho Hành pháp là Nơi thực thi Luật làm luôn cái Luật mà mình sẽ Thực thi. Hành Pháp làm Luật rồi chuyển cho Lập Pháp xem xét. Và thường là OK. Tệ hại hơn là Hành Pháp cũng không có các Chuyên gia về Luật. Họ lại Copy sao chép của Nước ngoài. Thay vài cái Tựa đề rồi Tống đi. Đấy là lỗ hổng nghiêm trọng.
Chung quy lại tuy Nghị định 100 còn kẽ hở là chưa quy định cụ thể mức độ cồn bao nhiều thì phạt mà lấy số 0 tuyệt đối. Cần phải điều chỉnh lại chỗ này, và tuyên truyền cho người tham gia lưu thông được rõ. Lẽ luật này phải ra sớm hơn, chứ không phải đợi tai nạn giao thông phát triển bền vững trong suốt mấy năm qua rồi mới ban hành. Mặc dù chúng ta sẽ mất thời gian rất lâu để “hành vi” uống bia rượu rồi ngồi lên xe sẽ biến mất khỏi tiềm thức người dân, nhưng tôi tin chắc chắn điều đó sẽ xảy ra.
Còn nhớ, năm 2007 khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới ký quyết định yêu cầu toàn dân bắt buộc đội mũ bảo hiểm ra đường, dân tình ngày đó cũng láo nháo. Sau 12 năm, bây giờ chẳng cần công an đứng, chẳng cần ai nhắc nhở, mỗi người chúng ta đều ý thức rằng khi bước lên xe là phải có mũ bảo hiểm cái đã, mà đặc biệt phải là mũ tốt nữa. Nghị định 100 chắc cũng sẽ như thế nếu hoàn thiện thiện hơn về mức phạt nồng độ cồn. Và tôi tin thế hệ của con tôi sẽ không còn thấy tụ tập chén chú chén anh giống như thế hệ của tôi nữa.
Việc áp dụng các chế tài xử phạt giao thông là việc cần phải làm. Đó là lẽ đương nhiên để hướng tới một xã hội văn minh. Đó là để nhằm hạn chế những cái ch ê’t thương tâm mà hằng ngày chúng ta thường phải chứng kiến. Đó là việc phải hạn chế và từ bỏ cái kiểu văn hóa rượu bia tràn ngập trong xã hội như lâu nay…
Khánh Lâm