Lãnh đạo VFF đã ăn không chừa mảnh gì lại còn ngu muội về luật AFF!

VFF là một tổ chức phi chính phủ ở đó hội tụ những kẻ kiếm chác trục lợi hàng nghìn tỷ từ ngân sách quốc gia, từ tình yêu bóng đá vô điều kiện của bầu Đức và hàng chục triệu người dân Việt (đọc thêm tại đây). Có tài trong lĩnh vực vơ vét thế nhưng dường như lãnh đạo VFF lại rất thiếu kiến thức về luật của AFF khiến cho hàng chục nghìn CĐV bị ăn quả lừa đậm trong ngày đội tuyển Việt Nam nâng cúp.

Cụ thể là, sau khi treo bảng hết vé onlie dù chỉ bán có 5 phút (nhưng có tin đồn là mang ra chợ đen bán, mấy trăm ngàn/cặp so với mấy chục triệu thì chả vội tuồn gấp, có mấy vụ công an bắt được, còn lại chắc trót lọt), để tránh tình trạng người dân phẫn nộ và chơi cùn theo kiểu thương binh phi thẳng xe vào trụ sở đòi mua vé, ban lãnh đạo VFF vội xoa dịu dư luận bằng cách lắp đặt màn hình lớn bên ngoài sân vận động Mỹ Đình để phát sóng trực tiếp trận đấu. Mà cũng chẳng phải tốt lành gì bởi cũng cho đối tác thuê để kiếm chác nhưng lại làm hẳn công văn đề nghị Công an thành phố Hà Nội đề nghị hỗ trợ đảm bảo an ninh, an toàn cho khu vực này.

Thế nhưng, mặc dù đã được dựng lên hệ thống màn hình, âm thanh hoành tráng nhưng không được trình chiếu là do lãnh đạo VFF bận bán vé, cũng như trăm công nghìn việc dành thời gian sắp xếp phân bổ vé cho các bộ ban ngành, quan chức, gia đình cầu thủ, các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội mà vì lý do tế nhị không tiện công khai nên đã quên mất cập nhật quy định của LĐBĐ Đông Nam Á (AFF). Các đơn vị tổ chức xem trực tiếp trận đấu trên màn hình lớn ở một địa điểm tập trung phải có sự cho phép của Lagardere Sports, đối tác phân phối bản quyền AFF Cup 2018. Và tất nhiên, các CĐV nổi giận, buộc phải ra về hoặc tìm cách khác theo dõi trận chung kết để không bỏ lỡ giây phút đăng quang của đội tuyển Việt Nam.

Thực sự may mắn khi đội tuyển Việt Nam đã chiến thắng, bởi nó không chỉ làm thỏa mãn sự khát vọng của chúng ta mà từ đó những bức tranh đen tối và những toan tính của thế hệ lãnh đạo LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã bị lôi ra ánh sáng sau bao năm giấu diếm, bưng bít.

Đơn cử như chuyện bán vé này, vé xem bóng đá cứ dấm da dấm dúi, úp úp mở mở, mập mờ kiểu giấu diếm, chả dám công khai, minh bạch. Lý do mà đại diện VFF toàn là những cụm từ “tế nhị”, “khó nói” khiến cơ quan thuế có thể bị thất thu hàng trăm tỷ đồng. Nếu VFF công khai bán vé theo giá thị trường, số tiền thu được có thể phân bổ một phần về liên đoàn, một phần tái đầu tư cho bóng đá, như vậy, nền bóng đá nước nhà sẽ phát triển bền vững hơn và người hâm mộ cũng sẵn sàng chi tiền mua vé xem bóng đá. Để rồi hàng chục năm qua, từ cách thức do vài người đặt ra khiến cả xã hội chạy theo, phung phí biết bao nhiêu thời gian, công sức, tiền bạc chỉ vì cái lợi ích giấu giấu diếm diếm cho một bộ phận người quá nhỏ.

Khi thực tế để giải quyết toàn bộ vấn đề này chỉ cần cùng lắm 1-2 người cho chỉ đạo là xong. Cứ công bố rõ với dư luận, báo chí, truyền thông, cộng đồng mạng cụ thể: Số lượng vé bán ra bao nhiêu? Vé cho đối tác, nhà tài trợ bao nhiêu? Vé cho cổ động viên bạn bao nhiêu? Vé VIP với quan chức bao nhiêu? Vé cho gia đình cầu thủ bao nhiêu? Vé cho các bộ, ngành, người của liên đoàn bao nhiêu là xong. Như thế người dân không nghĩ có sự mập mờ, giấu giếm, có lợi ích trong đó mới lạ.

Tôi tự hỏi, dư luận đã lên tiếng như vậy rồi mà tại sao đến nay dàn lãnh đạo VFF vẫn có thể ngồi ung dung chuẩn bị kế hoạch tiếp theo mà không có một cơ quan nào dám sờ gáy? Phải chăng sau đó là một thế lực chống lưng?

Hạ Anh