“Hơn 2.000 tổ chức, cá nhân xin khoan hồng cho Phạm Nhật Vũ”: Có tiền là muốn ngồi xổm lên luật pháp?

Nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đơn xin khoan hồng cho ông Phạm Nhật Vũ như nguyên Tổng thống đầu tiên nước Cộng hoà Kamykia (thuộc Liên bang Nga); phi công vũ trụ, Giáo sư, Anh hùng Liên bang Xô-Viết Atlov Oleag Yurevich; ông Konstantin Vnukov, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam.

Sáng 23/12, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) mua 95% cổ phần của AVG tiếp tục với loạt đơn xin khoan hồng, bảo lãnh cho ông Phạm Nhật Vũ của đông đảo các tổ chức, cá nhân uy tín trong và ngoài nước.

Theo luật sư Hoàng Anh, tính đến ngày 31/10/2019, đã có 1.731 chữ ký và đơn xin khoan hồng, giảm nhẹ tội cho bị cáo Vũ được gửi đến Viện Kiểm sát bởi các cá nhân có uy tín, có sức ảnh hưởng lớn cả trong và ngoài nước; hơn 300 tổ chức xã hội ở nhiều lĩnh vực đã xác nhận, xin bảo lãnh, xin khoan hồng cho ông Vũ. Trong đó có thể kể đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; ông Kirsan Ilyumzhinov – nguyên Tổng thống đầu tiên Nước cộng hoà Kalmykia thuộc Liên bang Nga (1993-2010); ông Konstantin Vasilievich Vnukov – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam; ông Atkov Oleg Yurevich – Phi công vũ trụ, Giáo sư, Anh hùng Liên bang Xô-Viết; Thượng toạ, Tiến sỹ Manor Kumar – phó Trụ trì Thánh tích Bồ đề đạo tràng, phụ trách tháp Đại Giác, Ấn độ; Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi – nguyên Hội trưởng Phật giáo Tịnh Độ Tông Nhật Bản…

“Nội dung các đơn này đều khẳng định, trong 20 năm kinh doanh và sinh sống tại Việt Nam, ông Vũ âm thầm làm từ thiện và đã có đóng góp rất lớn cho các cá nhân, tổ chức xã hội với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Sau khi vụ án xảy ra, để thu thập các tình tiết giảm nhẹ, gia đình mới đi xin xác nhận giấy tờ từ các nơi được 1.300 tỷ, con số thực tế còn lớn hơn nhiều.” – ông Hoàng Anh nói.

Thưa các vị, “ông Vũ âm thầm làm từ thiện và đã có đóng góp rất lớn cho các cá nhân, tổ chức xã hội với số tiền hàng nghìn tỷ đồng” trong hơn 20 năm kinh doanh, nhưng chỉ với một thương vụ, nếu trót lọt ông Vũ đã có thể đút túi số tiền 7.000 tỷ đồng. Thế thì nặng nhẹ ra sao? Chắc các vị đều là những người có học thức sẽ cân nhắc được?

Lại nói, lẽ nào các vị không biết nguồn gốc số tiền “cúng dường” và từ thiện từ túi Phạm Nhật Vũ có nguồn gốc từ đâu? Tiền của Phạm Nhật Vũ biếu các chùa là tiền sạch hay là tiền bẩn? Riêng đại án AVG, nếu không bị lôi ra ánh sáng, Phạm Nhật Vũ bỏ túi hành ngàn tỷ đồng tiền bẩn, và không ít ngôi chùa sẽ được… chia phần thông qua “cúng dường”. Thế thì hành động bảo vệ cho tội phạm của Giáo hội Phật giáo, các tổ chức và cá nhân uy tín có xứng đáng hay không? Có hợp tình, hợp lý hay không? CHẳng lẽ cứ vơ vét của dân, ăn trên ngồi trốc trên xương máu dân cho thỏa thích rồi “trích %” lại cho chùa và các tổ chức thì sẽ được khoan hồng, coi như chưa từng phạm tội?

Giáo hội Phật giáo dường như muốn thể hiện uy quyền khi ra văn bản “chạy án” cho ông Phạm Nhật Vũ trong vụ th.a.m nh.ũ.ng kh.ét ti.ếng của AVG. Lý do đưa ra là Phạm Nhật Vũ nhiều lần cúng tiền cho chùa “trùng tu di tích lịch sử văn hóa và trong lãnh vực giao lưu mở rộng quan hệ quốc tế của Giáo hội Phật giáo”. Xin thưa, Đức Phật nếu biết số tiền mà phật tử của ngài đang cúng dường đến từ mồ hôi xương máu, từ việc hút máu dân không chớp mắt thì có lẽ ngài cũng không ngự tọa ở những ngôi chùa “công quả” trên, mà đi vào tận rừng xanh để thoát khỏi sự vấy bẩn. Nay các vị “chân tu” lại xin xỏ cho một kẻ ăn cắp tiền của dân, có đáng xấu hổ không?

Khi hai thằng bé ăn cắp bánh mì vì đói quá mà phải ngồi tù 1 năm trời, rồi thằng dân bắt trộm vịt về nhậu phải trả giá 7 năm tù mà chẳng có vị chân tu nào đứng ra xin giúp, thì giờ trước mức án mà ông Vũ được đề nghị, lại có hơn 2.000 cá nhân tổ chức đứng ra xin xỏ, chắc hẳn nhiều người cười ra nước mắt.

Theo bản luận tội của VKS, trước khi vụ án bị khởi tố, ông Vũ đã chủ động tích cực khắc phục toàn bộ, tích cực phối hợp cung cấp tài liệu với cơ quan điều tra và đã nhận thức được hành vi của mình. Ông Vũ có nhiều hoạt động từ thiện, đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được đích thân Giáo hội ra văn bản đề nghị xem xét nhẹ tội. Từ đó, VKS cho rằng cần áp dụng triệt để các quy định của pháp luật giảm nhẹ đáng kể cho bị cáo Phạm Nhật Vũ, mức án 3-4 năm tù về tội đưa hối lộ là phù hợp (?!)

Dường như các luật sư đang hiểu lầm tình tiết giảm nhẹ và coi như không có tội? Với việc lấy cắp của dân 7.000 tỷ đồng, ông Vũ xứng đáng phải đối diện với mức án tử hình. Nhưng bởi ông tích cực khắc phục, có thể xin tòa giảm nhẹ còn 30-40 năm tù… Chứ lẽ nào lại coi như trắng án, coi như chưa từng phạm tội? Pháp luật kiểu này, còn răn đe được ai nữa? Công lý kiểu này, chắc để bọn quan tham, trọc phú ngồi lên đầu luôn rồi.

Cần áp dụng 10 tình tiết giảm nhẹ

Tiếp tục bào chữa, luật sư Trần Hoàng Anh cho biết, đến nay, ông Vũ không có ý kiến về tội danh bị truy tố mà chỉ mong tòa xem xét chứng cứ khách quan thể hiện khởi đầu ông Vũ mong muốn và xin phép bán AVG cho đối tác nước ngoài; sau đó, do yêu cầu về mặt quản lý nhà nước và nhu cầu kinh doanh, MobiFone đã chủ động đề xuất, đàm phán với ông để mua cổ phần của AVG. Đến nay, cũng không có chứng cứ nào thể hiện hai bên có sự hứa hẹn, thỏa thuận về việc biếu tiền hay quà gì.

Luật sư Anh trình bày, ngay khi dư luận dị nghị về việc giá mua bán cao, làm thất thoát tài sản Nhà nước, mặc dù chưa cơ quan Nhà nước nào xác định ông Vũ có sai phạm gì, cũng không yêu cầu ông Vũ khắc phục gì, chưa khởi tố vụ án… ông Phạm Nhật Vũ đã thu gom hết tiền gia đình, vay mượn thêm, chủ động đề xuất xin huỷ hợp đồng chuyển nhượng, trả lại hết tiền đã nhận và nhận lại hết cổ phần.

“Thậm chí, để đảm bảo Nhà nước không bị bất cứ thiệt hại, tổn thất gì, ông Phạm Nhật Vũ đã trả thêm toàn bộ tiền lãi suất, chi phí thuê tư vấn và tất cả các chi phí phát sinh khác mà MobiFone đã chi phí cho việc mua bán với số tiền lên đến hơn 329 tỷ đồng; mua lại số thiết bị, vật tư tồn kho của MobiFone với chi phí khoảng 120 tỷ đồng…” – ông Anh nói và cho rằng, thân chủ của ông hoàn toàn đáp ứng và cần được áp dụng 10 tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Viện Kiểm sát: Ông Vũ chủ động, tích cực khắc phục hậu quả

Trước đó, tại phần luận tội sáng 20/12, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, bị cáo Phạm Nhật Vũ mặc dù không phải chịu trách nhiệm chính về các hậu quả thiệt hại của MobiFone do hành vi phạm tội vi phạm về đầu tư công của Nguyễn Bắc Son và đồng phạm gây ra nhưng trước khi khởi tố vụ án, ông Vũ đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho MobiFone.

Đồng thời, bị cáo Vũ đã tích cực phối hợp cung cấp tài liệu để cơ quan điều tra làm rõ hành vi của các bị cáo vi phạm về đầu tư công, cũng như hậu quả của vụ án. Do đó, đại diện VKS cho rằng có đủ căn cứ không xử lý trách nhiệm của ông Vũ về hành vi này.

Trong quá trình điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ, bị cáo Vũ đã có đơn tự nguyện khai báo và đầu thú về hành vi phạm tội, nhận thức rõ và ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội; tích cực khai báo và hợp tác với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo nhận hối lộ, giúp cho cơ quan tố tụng sớm kết thúc điều tra vụ án.

Ngoài ra, bị can Phạm Nhật Vũ có nhiều hoạt động từ thiện và đóng góp cho hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngày 29/6/2019, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có đơn ghi nhận ông Phạm Nhật Vũ đã có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội, trùng tu di tích lịch sử văn hóa… và lĩnh vực giao lưu mở rộng quan hệ Quốc tế của Giáo hội. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tình, thành phố cũng có đơn đề nghị xem xét cho bị cáo Vũ được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.

Do đó, theo VKS, với những tình tiết giảm nhẹ đáng kể như trên, cần áp dụng đầy đủ, triệt để các quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 3; khoản 1, 2, Điều 51 và các quy định khác của Bộ luật Hình sự năm 2015 để xem xét quyết định mức hình phạt tương xứng với những tình tiết giảm nhẹ của bị cáo Phạm Nhật Vũ.

Theo Tâm Bão