Có vị Thủ tướng nào được như thế hay không?
Dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, chúng ta càng thấy sự xuất hiện của Thủ tướng với tần xuất dày đặc trên các mặt báo. Lần thì chỉ đạo này lần thì chỉ đạo kia, người ta thường sẽ chú ý vào chỉ đạo của ông nhưng ít người chú ý đến sự thay đổi của Thủ tướng. Dường như gương mặt sạm đi, trông già hơn trước nhìn mắt của ông là ánh mắt của người thường xuyên mất ngủ. Sự thay đổi này khiến người dân càng thêm lo lắng.
Như Bộ trưởng Mai Tiến Dũng từng chia sẻ: cường độ làm việc của Thủ tướng rất cao, gần như không bao giờ có thời gian nghỉ. Có ngày làm cả đêm hôm sớm tối, chỉ ngủ mấy tiếng, còn lại thời gian để xử lý công việc, giải quyết hồ sơ. Thậm chí có những khi 1h sáng Thủ tướng còn điện cho tôi hỏi: “Ông ngủ chưa?”. Nhiều người có lẽ sẽ còn ngờ vực vì cấp dưới làm sao không ca ngợi cấp trên cho được. Nhưng những đánh giá ấy càng ngày càng được thực tế chứng minh, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay.
Ngay từ ngày đầu dịch bùng phát, Thủ tướng đã tuyên bố như đinh đóng cột rằng: chống dịch do virus corona ‘phải như chống giặc’, kể cả có thiệt hại về kinh tế cũng chấp nhận bởi tính mạng, sức khỏe người dân là trên hết…Thế là cả bộ máy chính trị từ trung ương đến địa phương vào cuộc, cuối cùng dịch bệnh cũng được khống chế chỉ dừng lại ở ca thứ 16 và cả nước vui mừng vì sắp hết dịch. Nhưng nào ngờ vì sự vô ý thức của một số người thừa tiền mà dịch bệnh lây lan diễn biến ngày càng nghiêm trọng như hiện nay.
Trong lúc cấp bách Bộ Y tế lẫn Bộ Giáo dục còn do dự chuyện cho học sinh học hay nghỉ, phụ huynh cả nước nháo nhào, thế là “Bộ không quyết thì Thủ tướng sẽ quyết”, học sinh tiếp tục được nghỉ học để đảm bảo an toàn. Không chỉ lo lắng cho mầm xanh đất nước, Thủ tướng còn tuyên bố “sẵn sàng đón bà con về nước”, cuộc chiến này không có ai bị bỏ lại. Thế là hàng loạt chuyến bay bay vào tâm dịch đón kiều bào về nước, khiến cho những người con xa xứ cảm thấy được bảo vệ và chở che. Nói thật, đất nước, có khi nào hết khó khăn đâu, nhưng Tổ quốc bao giờ cũng dang rộng vòng tay.
Mặc dù nền kinh tế đang rơi vào tình cảnh đóng băng Thủ tướng phải kêu gọi người dân chung tay chống dịch, nhưng chính phủ vẫn kiên quyết chăm lo chu đáo cho người bệnh và người bị cách ly, thậm chí là không thu phí dù số lượng lên đến hàng ngàn, hàng chục ngàn người. Hiện nay TP.HCM cũng đang lên phương án hỗ trợ người dân 1.000 đồng/tháng, so với các nước không đáng là bao, nhưng đó là những gì mà chính phủ làm được trong lúc này. Thiết nghĩ, chỉ có người lo cho dân vì dân mới có được quyết định này.
Trong lúc cả ban bệ chính phủ căng mình chống dịch, Thủ tướng còn phải lo cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long đối diện với nguy cơ hạn hán xâm nhập mặn. Đích thân Thủ tướng chỉ đạo các địa phương ứng phó, đồng thời ông quyết định chi 350 tỉ cho 5 tỉnh miền Tây ứng phó hạn, mặn.
Rồi tới câu chuyện xuất khẩu gạo, trong khi đất nước đang đối diện với thiên tai và dịch bệnh nhưng Bộ Công thương vẫn quyết định cho xuất khẩu gạo ồ ạt. Để rồi đích thân Thủ tướng phải triệu tập Bộ trưởng Bộ NN&PTNN và Bộ trưởng Bộ Công thương vào chiều muộn để đưa ra quyết định dừng tiếp nhận và thông quan các lô hàng gạo XK từ 0g ngày 24/03, sau khi lắng nghe nhiều ý kiến.
Đối với Thủ tướng bây giờ ngày cũng như đêm, ngày thì họp hành chỉ đạo đưa ra các quyết sách quan trọng đối với đất nước. Đêm về Thủ tướng suy nghĩ làm sao để đẩy lùi dịch bệnh, có lẽ vì phải đau đáo những nổi lo thâu đêm nên đôi mắt của Thủ tướng cũng hằn lên những vết nhăn rõ nét.
Rồi hiện nay, khi nhận định trong những ngày tới số ca nhiễm virus corona có thể tăng lên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mỗi người dân, doanh nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch. Cách đây ít phút, Thủ tướng vừa tuyên bố hàng loạt biện pháp áp dụng từ 0g 28/3. Trong đó có dừng họp, hạn chế bay từ HN, TP.HCM đi các tỉnh, HẠN CHẾ RA ĐƯỜNG VÀ DI CHUYỂN KHỎI THÀNH PHỐ…
Nhìn ra thế giới, Thủ tướng nước Ý khóc vì đất nước Ý như mơ giờ đây đang bên bờ hủy diệt. Vì đâu Ý rơi vào thảm cảnh tang thương như hôm nay, nguyên nhân há chẳng phải do cả chính phủ lẫn nhân dân Ý đều quá chủ quan và vô trách nhiệm với dân tộc? Không chỉ Ý, Thủ tướng Anh cũng chủ quan cứ để cho dịch bệnh tự sanh, tự diệt, cứ để cho dân Anh lây…thoải mái. Chỉ đến khi các nhà khoa học Anh lên tiếng, Chính phủ mới ra tay thì đã muộn màng!!!
Bây giờ thì các đệ nhất siêu cường như Mỹ, TQ, Ý ,ANH, PHÁP, ĐỨC, TBN…đều trở thành ổ dịch. Số ca tử vong gia tăng chóng mặt, trong khi con số ấy ở VN là số 0. Thử hỏi trên thế giới này, có vị Thủ tướng nào làm được như thế hay không? Giờ đây mỗi lần xuất hiện trên báo chí là gương mặt Thủ tướng hằn lên những nổi lo, sự mất ngủ. Nếu Thủ tướng mà kiệt sức thì lấy ai chỉ đạo điều hành đưa ra những quyết sách đúng đắn kịp thời.
Để có kết quả này là sự nổ lực của chính phủ, các bộ ngành và cả toàn dân, đặt biệt là người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng đã hứa với Chủ tịch nước sẽ cố gắng làm hết sức, kể cả khi tình hình xấu nhất để bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân. Với lời hứa này của Thủ tướng người dân có thể đặt trọn niềm tin. Nếu mai này Việt Nam hết dịch, thiết nghĩ ngươi dân phải ghi nhớ công lao này của Thủ tướng mãi mãi.
Tâm Bão