Dịch diễn biến khó lường, bật đèn xanh để học sinh đi học trở lại, Bộ Y tế có gánh nổi trách nhiệm

Dịch bệnh ngày có diễn biến khó lường, hiện số ca nhiễm corona ngày càng tăng chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong nước cũng đã cách ly một xã với hơn 10.000 dân, một số bệnh viện dã chiến được lập ra. Vì thế, tập trung đông người lúc này là nguy cơ lớn, không thể nào không lo lắng. Việc đưa trẻ đến trường, không khác gì vô tình tạo ra ổ dịch không ai ngờ được. Bộ Y tế không nên bật đèn xanh cho các địa phương cho học sinh sinh viên đi học trở lại!

Hiện mỗi ngày có 242 người ch,ết vì corona, gần 15.000 ca nhiễm mới. Tại Việt Nam, tiếp tục phát hiện thêm ca nhiễm virus thứ 16, từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Dương đến TP.HCM đều có người nhiễm, nghi nhiễm và bị theo dõi hoặc cách ly. Ở Việt Nam việc cách ly và điều trị COVID-19 được tiến hành tốt. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của COVID-19 nằm ở chỗ lây lan nhanh và khi dịch bùng phát có thể dẫn tới mất kiểm soát. Nếu, cả hệ thống y tế của Việt Nam điều trị cho 16 ca nhiễm bệnh thì mọi thứ vẫn trong tầm tay. Nhưng nếu số bệnh nhân tăng lên theo cấp số nhân như ở Vũ Hán thì liệu có vỡ trận không?

Ấy vậy mà Bộ Y tế vẫn chủ quan phúc đáp một công văn của Bộ giáo dục nói rằng ở các tỉnh không có dịch có thể cho học sinh đi học trở lại, sau khi nhà trường đã chuẩn bị phương án phòng chống dịch. Thậm chí Bộ còn cho rằng học sinh không cần đeo khẩu trang khi ở trường vẫn an toàn. 

Theo đó, trước khi đến trường, cha mẹ học sinh, sinh viên, học viên phải lưu ý con em súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

Đối với trẻ em mầm non, cha mẹ các em có trách nhiệm đo nhiệt độ cho con. Nếu có sốt hoặc ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học và theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.

Sinh viên, học viên phải tự đo nhiệt độ. Nếu có sốt hoặc ho và khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, nếu cần thì đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Sinh viên, học viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

Giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường phải tự đo nhiệt độ. Nếu có sốt hoặc ho và khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, nếu cần thì đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.

Nhà trường bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường. Cha mẹ học sinh không vào trong trường. Cấm cha mẹ vào khuôn viên trường, thì liệu có cấm được con corona lây từ phụ huynh sang học sinh? Như vậy khi khuyến cáo cho đi học lại thì mọi vấn đề xảy ra liên quan đến sức khỏe học sinh và phụ huynh tự chịu trách nhiệm.

Ai cũng biết, trường học là môi trường dễ lây bệnh nhất. Bởi ở đó tập trung đông người, luôn có sự giao tiếp 2 chiều trong cự li gần. COVID-19 lây qua giọt bắn nước bọt trong phạm vi ít nhất 2m! Học sinh các trường giờ cũng đan xen ở nhiều khu vực khác nhau. Thậm chí như ở Hà Nội hay TP HCM thì đan xen giữa nhiều quận nên nếu không may có 1 ca nhiễm bệnh sẽ rất khó cách ly, kiểm soát kịp thời. Điều đáng nói nữa là thời gian ủ bệnh mới được phát hiện là 24 ngày chứ không phải 14 ngày như thông tin ban đầu. Thậm chí là chưa có thuốc điều trị lẫn vaccine để phòng ngừa. Nếu có một học sinh nhiễm bệnh thì toàn trường trở thành ổ dịch, đến lúc đó Bộ Y tế có gánh nổi trách nhiệm hay không?

Người bật đèn xanh cho học sinh đi học trở lại
Vào thời điểm dịch Tổ chức Y tế Thế giới ban bố tình trạng toàn cầu. Trung Quốc thì vẫn theo chiều hướng tăng lên từng ngày, vẫn chưa thấy đỉnh của dịch bệnh. Số lượng chết, số mới mắc bệnh, số bị nhiễm, số lượng nguy kịch vẫn tăng lên đều và tăng theo tỷ lệ lũy tiến dần, không có chiều hướng giảm. Trong khi đó, Việt Nam có nguy cơ là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới. Ấy vậy mà Bộ y tế lại quyết định chủ quan thế này. Chả lẽ Bộ này chưa thấy bài Vũ Hán vỡ trận. Với quyết định cho học sinh đi học trở lại, nếu làm dịch bùng phát mạnh hơn, ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm?

Hiện nay dịch vẫn đang chiều đi lên chứ không phải đi xuống, chứa nhiều yếu tố rủi ro. Vì vậy việc cho học sinh sinh viên đi học quá sớm là một nguy cơ lớn. Thiết nghĩ, việc làm cấp bách hiện nay là những người đứng đầu ngành nên xem xét, nghiên cứu điều chỉnh lịch học, học trực tuyến, hay cắt giảm bớt chương trình, thậm chí học bù vào các tháng hè. Hoặc có thể cho học sinh cả nước nghỉ hè trước để thầy cô, gia đình, sinh viên, học sinh tiện sắp xếp, điều chỉnh cuộc sống trong 2 tháng tới. Hết nghỉ hè, khi đó dịch đã cơ bản lắng xuống, đi học lại thì tất cả cùng yên tâm. Đây là “thời điểm vàng” cần quyết định mạnh mẽ của Bộ Giáo Dục.

Xin nhắc lại lần nữa, đề nghị cho học sinh cả nước nghỉ học đến khi nào dịch được kiểm soát. Việc cho học sinh nghỉ học sẽ gây xáo trộn đáng kể. Nhiều cơ sở kinh doanh giáo dục tư thục bị ảnh hưởng. Nhiều gia đình bị xáo trộn do không có người trông con…Tuy nhiên, nếu học sinh nghỉ học, sẽ giúp ngăn chặn được 1 nguy cơ hiện hữu: Lây nhiễm chéo thì nên làm, bởi học là việc cần theo đuổi cả cuộc đời chứ không phải ngày bữa.

Đã đến lúc phải đặt an toàn tính mạng lên trên hết. Còn người còn của. Không vì bất cứ lí do gì để lơ là việc phòng và chống dịch. Đừng chủ quan mà cho học sinh đi học trở lại, nếu dịch bùng phát thì sẽ không ai gánh nổi trách nhiệm cả.

(Nguồn: Bão lữa)