Nói thật, dân không còn sức chịu đựng nữa rồi!
Cơn đại dịch vừa qua, mọi thứ trở lại hoạt động bình thường nhưng hầu hết người dân phải đi cày và cày thêm nhiều tháng nữa, thì cuộc sống của họ mới trở lại bình thường. Tiền hỗ trợ dịch thì bị cắt xén, ấy vậy mà hàng loạt danh nghiệp tư nhân lẫn quốc doanh thi nhau bắt người dân cứu họ thoát khỏi cơn khủng hoảng, điển hình là các trạm BOT. Xin nói thẳng dân thật sự quá sức chịu đựng rồi.
Trong lúc người dân phải nghỉ làm ở nhà chống dịch cùng Chính phủ, thì được dịp thấy rõ bản chất của tập đoàn điện lực – E’VN. Hứa hẹn giảm 10% giá điện, nhưng cuối cùng qua dịch vẫn chưa thấy giảm, người ta chỉ thấy hóa đơn tiền điện tăng một cách bất thường. Mới đây người dân còn phát hiện E’VN ghi gian dối chỉ số điện.
Lấy cớ làm ăn thua lỗ, E’VN đưa ra điều kiện nếu giảm giá điện Chính phủ phải hỗ trợ tập đoàn này vượt qua khó khăn. Thế nhưng đùng cái, E’VN đề xuất tăng lương cho lãnh đạo đến cả tỷ một năm. Kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn có tiền tăng lương cả tỷ năm cho lãnh đạo, xin hỏi tiền ấy ở đâu ra? Đây há chẳng phải lấy từ tiền thuế của dân?
Hết E’VN coi trời bằng vung rồi đến BOT của Bộ GTVT cũng muốn dân nghèo “chia sẻ” gánh nặng. Ngoài kiến nghị Nhà nước hỗ trợ 5.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các dự án BOT, thì Bộ GT-VT còn đã tung một đòn ác liệt vào những con người, doanh nghiệp chưa kịp hoàn hồn vì dịch bệnh, bằng kiến nghị Chính phủ cho phép các trạm BOT được tăng phí. Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao hàng loạt BOT có nhiều sai phạm như thu quá năm quy định, đặt sai vị trí…nhưng không bị dỡ bỏ mà Bộ GTVT còn đề nghị tăng giá thu, hoặc là nhà nước phải bù lỗ để “cứu” những đứa con “phá gia chi tử” này? Vì sao Bộ GTVT lại vì các DN BOT mà quay lưng với dân như thế?
Việc tăng phí ở các trạm BOT thời hậu cách ly, khác nào đổ khó khăn lên đầu những doanh nghiệp vận tải và người dân. Kiến nghị này khác nào móc tiền của doanh nghiệp này bù cho doanh nghiệp khác, móc tiền người dân đắp cho doanh nghiệp, miễn sao đảm bảo cho các dự án BOT không bị sụt giảm doanh thu. Nói thật sau cơn đại dịch, DN nào cũng bị ảnh hưởng không riêng vì BOT. Nhưng BOT thì sẽ nhanh chóng có lại doanh thu trong nay mai, bởi DN không thể không vận chuyển hàng hóa, người dân không thể không đi lại. Có chăng cũng chỉ bị ảnh hưởng là về mặt doanh thu năm nay không bằng trước mà thôi. Như vậy, BOT sau dịch có bỏ mặc cũng không chết, chỉ ảnh hưởng doanh thu vậy nên dành những khoản tiền ngân sách bù lỗ cho những DN nghiệp nào kinh doanh mặc hàng trọng yếu, và có nguy cơ phá sản.
Một doanh nghiệp may mặc tồn tại 30 năm, do ảnh hưởng của dịch phá sản. Họ không van xin này nỉ dân nghèo cứu họ, bởi người ta còn lòng tự trọng còn liêm sỉ. Còn các trạm BOT đa phần đứng sau là các đại gia có chống lưng, thất thu trong lúc dịch, sau khi mọi thứ bình thường lại thì vẫn có doanh thu, thậm chí là còn cao hơn trước. Vậy mà, giãy nảy đòi hỗ trợ này nọ, các vị ích kỷ vừa thôi, đừng chỉ biết nghĩ cho mình. Đề nghị dân nghèo cứu BOT, thì ai sẽ cứu dân nghèo đây?
Rồi mới đây, lại câu chuyện Cát Linh – Hà Đông lại làm dậy sóng dư luận. Trước đó ông Bộ trưởng nói chỉ còn 1% nữa là hoàn thành thế nhưng đến giờ lời nói ấy cũng chỉ là lời nói suông. Nay phía nhà thầu TQ lại đòi thêm 50 triệu USD tương đương 1.100 tỉ đồng để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao, một cách hành động rất “chợ” không hề có văn bản nào. Dự án này đã kéo dài hơn 16 năm, để rồi mỗi năm phải trả lãi cho Trung Quốc trên 870 tỷ đồng tương đương mỗi ngày khoảng 2,4 tỷ. Giờ tăng thêm tiền cho nhà thầu TQ, liệu Cát Linh – Hà Đông có được về đích? Nếu không về đích thì sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm trước dân?
Bộ GTVT nên bớt “hy sinh” vì những đứa con “phá gia chi tử” – BOT, và nên dừng bước tại dự án Cát Linh Hà Đông. Nên vì dân mà dỡ bỏ những BOT sai phạm, đừng dung túng bao che mà đứng về BOT bỏ rơi dân, đừng vôi chê thuế dân đóng trả lương thì không đủ duy trì cuộc sống xa hoa của các vị, còn lại quả của các trạm BOT thì ngất ngưỡng nên đứng về phía họ. Đồng thời dẹp cái bảo tàng Cát Linh – Hà Đông đi, để cho dân hết búc xúc. Nói thật 50 triệu USD đủ để dẹp bỏ đống sắt phế thải ấy, nếu tiếp tục thì chắc sẽ còn ngốn tiền thuế của dân nữa. Nói thẳng, dân không còn sức chịu đựng khi phải gồng mình bù lỗ cho các sân sau sân riêng của các vị nữa rồi. Đừng để dân tức nước sẽ vỡ bờ thì lúc đó cứu giản không còn kịp nữa.
Tâm bão