Phó Chánh án TAND Lê Viết Hòa đã đút túi bao nhiêu, mà khiến dân phải tự sát để kêu oan?

Người thực thi công lý luôn phải công chính, liêm minh, thế nhưng với ông thẩm phán Lê Viết Hòa thì khác. Dường như những thứ ấy không tồn tại trong con người ông, bởi cả hai phiên toà mà ông Hòa tham gia xét xử các bị cáo đều tự sát để đòi lại công lý. Dư luận đang tự hỏi, phải chăng ông Hoà đã nhận lót tay phong bì dày cộm nên mới bẻ công cán cân công lý, khiến nhiều người phải dùng cái chết để kêu oan?

Cách đây 3 năm ông Lương Hữu Phước có chở giúp 1 người bạn về nhà. Nhưng không may xảy ra tai nạn, bạn ông tử vong, còn bản thân thì nhận án 3 năm tù. Lạ là người không có giấy phép lái xe, và uống rượu say điều khiển phương tiện gây tai nạn chết người không bị khởi tố, mà lại khởi tố người bị hại. Thì xin hỏi công Lý có còn hay không? Giả sử, nếu ông Phước tử vong ngay lúc ấy, thì liệu toà Bình Phước có xử lý ông Tươi?

Sau phiên toà oan nghiệt ấy, cuộc sống của ông Phước như địa ngục, ông không dám nhìn mặt người thân, bạn bè thậm chí ngay cả tết nhất cũng không dám đến nhà ai vì sợ tiếng tù tội mang lại xui xẻo. Suốt 3 năm ròng rả kêu oan, nhưng dường như tiếng kêu của người dân thấp cổ bé họng như ông lọt tỏm xuống biển, để rồi hôm nay ông quyết dùng cái chết của mình để thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước.

Được biết, HĐXX bị cáo Phước trong đó có thẩm phán Lê Viết Hòa. Một điều trùng hợp là, thẩm phán Hòa cũng từng tham gia xét xử phúc thẩm một vụ án dân sự tranh chấp đất đai, sau đó bị đơn đã dùng dao tự sát.

Cụ thể, năm 1999 ông Bùi Lũy bán 48 m2 đất chưa được cấp chủ quyền mãi đến năm 2001 mới được cấp, cho ông Võ Chánh. Sau khi được cấp chủ quyền, ông Luỹ bán thêm cho ông Chánh đủ 100 m2 có ra UBND phường làm hợp đồng mua bán, đồng thời trong thời gian ấy ông Luỹ cũng sang tay cho nhiều người, và ông  Lê Quang Dinh là người sở hữu cuối cùng.

Đến năm 2011, tranh chấp đất xảy ra điều đáng nói là ông Dinh dành luôn phần đất gia đình ông Chánh đang ở. Chuyện tưởng phi lý, nhưng TAND TX.Đồng Xoài tuyên ông Chánh phải trả cho ông Dinh diện tích 39,5 m2. Không chấp nhận án sơ thẩm, ông Chánh kháng cáo, nhưng toà vẫn xử y án, và cuối cùng ông Chánh tự xác.

Câu hỏi đặt ra ở đây, vì sao các bị đơn phải tự sát khi nghe phán quyết cuối cùng? Phải chăng họ bị oan thật sự? Vì sao sân toà là nơi cuối cùng để người dân tìm công lý – khi mà những biện pháp khác không giải quyết được các mâu thuẫn xã hội, nhưng giờ lại là nơi dân tự sát để kêu oan? Liệu các vị thẩm phán không đủ trình để thực thi cán cân công lý, hay đã nhận phong bì dày cộm để xử oan cho người vô tội?

Những tưởng sau cái chết của các bị cáo, sẽ làm thức tỉnh nền tư pháp Bình Phước nhưng không họ vẫn khẳng định đã công tâm, vô tư, khách quan. Cả Ban Tuyên giáo Bình Phước và Toà án tỉnh, không thấy có lời nào chia sẻ, không có sự lắng nghe, không động lòng trắc ẩn. Họ không hề mảy may suy nghĩ, không một gợn sóng trong lòng, dẫu một mạng người đã mất vì họ, dẫu một người đã phải tìm đến cái chết vì phẫn uất và mong họ thức tỉnh. Thái độ của nền tư pháp Bình Phước như thế này, xin hỏi phải còn bao nhiêu người phải tự sát ngay công đường kêu oan nữa đây? Đến mạng người còn không thức tỉnh nổi lương tri của các quan tòa, thì cái gì sẽ thức tỉnh họ đây? Phải chăng công lý bây giờ phải được mua bằng tiền và bằng nhiều tiền? Chung đủ tiền thì người ta sẽ nhận được “công lý”?

Xứ người ta thẩm phán tự sát để giữ công lý. Còn xứ mình, đương sự tự sát ngay công đường cũng để giữ công lý. Thật đau lòng. Còn tồn tại nhiều oan ức thấu tận trời xanh trong các phiên tòa thế này, thay vì ngành tòa án tìm cách làm giản án oan sai, trả lại công bằng cho người dân oan, thì lại đi tạc tượng cố chánh án hay thần công lý. Thử hỏi tạc tượng làm gì khi mà án oan ngày càng nhiều, và người vô tội phải chết để đòi công lý?

T.L