Bệnh nhân Bình Thuận ‘phá nát’ đồ đạc, đòi trốn khỏi bệnh viện, chửi cả bác sĩ: Trịch thượng chê cơm đòi cháo, chê chiếu đòi nệm
Được biết, theo thông tin từ CA tỉnh Bình Thuận, bệnh nhân Bình Thuận mắc Covid-19 có biểu hiện không trung thực trong khai báo.
Bệnh nhân Binhf Thuận nhiễm virus Corona tại Việt Nam là nữ doanh nhân kinh doanh vật liệu xây dựng tại TP Phan Thiết. Ngày 22/2, đoàn của bà gồm 19 người (3 người Bình Thuận) từ sân bay Tân Sơn Nhất quá cảnh ở sân bay Incheon (Hàn Quốc) 3 giờ trước khi sang New York (Mỹ).
Liên quan đến ca bệnh này, mới đây CĐM xôn xao trước thông tin bệnh nhân đã không chịu hợp tác, có biểu hiện chống đối, phá phách đồ đạc và chửi bác sĩ.
Thông tin được nhiều tài khoản Facebook đăng lại
Một tài khoản viết:
“Gửi chị,
Anh ấy vì ai mà phải chịu khổ cực như vậy? Chị ở trong kia còn la hét đòi hỏi chê cơm đòi cháo, chê chiếu đòi nệm, chê bình nước lạnh đòi ấm nước sôi, chê trách thái độ chăm sóc của nhân viên y tế… Chị có thấy anh công an này không? Anh đang canh gác khu vực nhà chị đó, không chiếu chăn không nước uống”.
Thậm chí, có nguồn tin cho rằng con trai của Phó Giám đốc CA tỉnh Bình Thuận cũng xác nhận điều này.
Nguyễn Sin còn đăng tải dòng trạng thái nói rằng bệnh nhân Bình Thuận dọa dẫm, đòi xử những ai viết về chị.
Vụ việc này hiện đang thu hút nhiều sự quan tâm của CĐM.
Trước đó, CA tỉnh Bình Thuận cũng đã vào cuộc điều tra hành vi không chịu hợp tác của nữ doanh nhân này.
Ngày 14/3, đại tá Đào Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết cơ quan này đã vào cuộc điều tra hành trình của bệnh nhân Bình Thuận mắc Covid-19.
d691b2540bc6cc4e704ad986593d866f.jpg
Đại tá Nghĩa cho biết công an đã đến những nơi có thông tin bệnh nhân này đã tiếp xúc để điều tra. “Đã có điều tra sơ bộ, chúng tôi đang kiểm tra lại để báo cáo cho Tỉnh ủy”, ông Nghĩa nói
Ông Đình Viết Hùng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận, cho hay bệnh nhân Bình Thuận khai nhận có tiếp xúc với hơn 40 người. Ngành y tế tiếp tục làm việc với bệnh nhân này để người này cung cấp thêm.
Trước đó, lãnh đạo Sở Y tế cho biết bệnh nhân Bình Thuận khai rất ít thông tin về những người đã tiếp xúc, nên cơ quan này đã đề nghị công an vào cuộc xác minh.
CDC Bình Thuận cho biết thêm tính đến sáng 14/3, có 203 người thuộc diện F1, hơn 700 người thuộc diện F2. Trường hợp F1 được cách ly tập trung 3 điểm: Trung đoàn Bộ binh 812 ở La Gi, Trường Quân sự tỉnh ở xã Tiến Thành và Bệnh viện Lao ở TP Phan Thiết. Riêng những trường hợp đã có kết quả âm tính với Covid-19 được cho về cách ly tại nhà.
Có thể xử lý hình sự
Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, điểm c khoản 1 điều 240 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” nếu người nào có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.
“Hành vi khác ở đây luật chưa quy định rõ, nhưng thực tế trong đại dịch Covid-19 nếu việc người bệnh bị nhiễm nhưng các hành vi cố tình không khai báo, hoặc khai báo gian dối, không chịu áp dụng phương pháp cách ly, phòng ngừa bắt buộc… gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc phòng chống lây nhiễm, dẫn đến dịch bệnh lây lan cho nhiều người khác thì phải xử lý hình sự”, luật sư Nghiêm nêu.