Ý thành “ổ dịch Châu Âu” vì để dân Tàu ồ ạt nhập cảnh vào nước, Việt Nam cần hết sức cảnh giác
Tính đến 7h sáng ngày 02/03/2020, ổ dịch Corona mới ở Châu Âu là Italia đã có số ca nhiễm mới là gần 1.700 người, số ca tử vong lên tới 34 người, trong khi chỉ trước đó 1 ngày con số này chỉ là 1.100 người nhiễm và 29 người chết. Nhiều nghi vấn cho rằng khả năng xuất hiện ổ dịch tại Ý là từ dòng người trung Quốc mới du nhập vào Ý thời gian gần đây. Không như các nước khác ở EU, Ý khá thoải mái khi để dân Tàu ồ ạt vào nước mà không thắt chặt kiểm soát. Hiện Ý đã mở cuộc điều tra bệnh viện đã để bệnh nhân nghi nhiễm đợi lâu mới xét nghiệm và điều trị, làm dịch càng lây lan. Mọi chuyện rồi sẽ sáng tỏ, nhưng dù kết quả thế nào, VN cũng phải hết sức cảnh giác trước dòng người TQ du nhập vào VN.
Thật vậy, mối quan hệ giữa Ý và Trung Quốc được cho là thân thiết nhất trong các nước Châu Âu. Ý là thành viên đầu tiên trong nhóm các cường quốc công nghiệp G7 ủng hộ sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc và tính đến nay là nền kinh tế lớn nhất thế giới ủng hộ dự án tham vọng này của Bắc Kinh, bất chấp sự phản đối của Mỹ và sự lo ngại của các đồng minh của Rome ở Liên minh châu Âu (EU).
Việc Ý ủng hộ dự án Sáng kiến vành đai và con đường cũng gây chia rẽ trong nội bộ nước Ý vì lo ngại tham vọng của Trung Quốc không chỉ là về kinh tế – thương mại mà còn là để tăng cường ảnh hưởng quân sự và có thể sử dụng hạ tầng công nghệ để do thám phương Tây.
Trước nạn dịch xuất phát từ trung Quốc, những nước tham gia vào “Con đường tơ lụa mới” do ông Tập Cận Bình lăng-xê năm 2013 như Kazakhstan hay Philippines đã đóng sập cửa với Trung Quốc. Bắc Triều Tiên dù lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc cũng nhanh nhẩu đóng chặt biên giới. Còn Ý thì sao, Ý không hề cấm người TQ nhập mà chỉ cho ngưng tất cả các chuyến bay đi và đến Hoa lục ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước dịch virus corona. Tức là du khách TQ hoàn toàn có thể nhập cảnh Ý từ nhiều hướng khác? Một điều mà Việt Nam ta cũng đang làm tương tự, vậy rủi ro có tương tự?
Cả thế giới đều đã chứng kiến sự trả giá quá lớn khi Tổ chức Y tế Thế giới để WHO không tuyên bố tình trạng khẩn cấp hôm 23/1 trước áp lực dữ dội từ trung Quốc đã dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh không thể kiểm soát. Mãi đến ngày 30/01 WHO mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp bất chấp trước đó chỉ 2 ngày Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trong chuyến thăm Bắc Kinh thậm chí còn hoan nghênh “sự minh bạch và nhanh chóng” trong hành động của ông Tập !
Chính vì sự chậm trễ trong cảnh báo Coronavirrus mà số người ngoại quốc đến Trung Quốc đã tăng lên gấp ba lần, còn số lượng người Trung Quốc đi ra nước ngoài cũng tăng gấp bảy lần. Tạo điều kiện cho tốc độ lan tràn của virus nhanh chóng hơn rất nhiều. Và không hề gắt gao với TQ như nhiều nước EU thắt chặt việc dân TQ nhập cảnh, Ý cũng đang hứng chịu những hệ quả từ việc làm của mình.
Ý là trung tâm du lịch phát triển kinh tế dịch vụ, là địa điểm hấp dẫn mà lượng khách du lịch Trung Quốc thì chiếm con số không hề nhỏ. Có thể đây là lý do khiến Ý trì hoãn việc để du khách TQ nhập cảnh? Nguồn lợi từ du lịch quá lớn và cả về quan hệ thương mại khó tách rời với TQ đã khiến Ý chủ quan cảnh giác, bỏ qua an toàn tính mạng của người dân?
Được biết cộng đồng người TQ ở Ý quan hệ qua lại thường xuyên với Wólka Kosowska/ Ba Lan và người Việt ở đây cũng thường qua Ý lấy hàng nên đây cũng là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho người Việt, cần hết sức cảnh giác.
Dịch bệnh tại Italy không chỉ gây ám ảnh cho mỗi người dân nước Ý mà còn nhiều quốc gia trong khu vực EU. Ngày 01/03, một bệnh nhân tại Scotland được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2, bệnh nhân này gần đây đã tới miền Bắc Italy. Cùng ngày, sau khi thông báo có thêm 12 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số người nhiễm Covid-19 lên 35, Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo, virus này đã lan rộng thêm bên trong nước Anh.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, Bộ Nội vụ Áo thông báo có thêm 4 người được chẩn đoán dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm virus này tại Áo lên 14 người. Ngày 1/3, theo trang web của Bộ Y tế Belarus, nước này đã ghi nhận trường hợp thứ 2 nhiễm SARS-CoV-19. Một nữ công dân Belarus và 2 đồng nghiệp sau khi trở về từ Italy đã được lấy mẫu phân tích và nhập viện.
Là quốc gia trực tiếp “gieo gió” (để dịch Corona bùng phát) nhưng Trung Quốc lại không muốn “gặt bão”. Khi dịch bệnh mới bùng lên, TQ đã không ngần ngại gay gắt đả kích các nước đã nhanh chóng đóng cửa với Trung Quốc. Nhưng ngay sau đó nước này lại bắt đầu có tâm lý lo ngại trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại do việc con virus corona theo chân người nước ngoài du nhập vào Trung Quốc.
Việt Nam nằm sát biên giới với TQ, lại giao thương chặt chẽ, việc thắt chặt kiểm soát tình hình nhập cảnh là hết sức cần thiết. Ngay từ khi Coronavirus được công bố là đại dịch, chúng ta đã sớm đề ra các biện pháp để ngăn chặn, cách ly 14 ngày trước khi nhập cảnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn người TQ đã và đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam (như trường hợp hai cha con người TQ ở bệnh viện Chợ Rẫy) vẫn rất cần được theo dõi và giám sát. Tránh để tình trạng chậm trễ trong vấn đề kiểm tra và xét nghiệm như bệnh viện ở Italy dẫn tới tình trạng dịch bùng phát nghiêm trọng như bây giờ.
Theo Tâm bão