Trước sự ra đi của Thứ trưởng Lê Hải An, ai phải chịu trách nhiệm trả lời công luận?

Suốt tuần qua, Thủ đô bước vào heo may, tiết trời bắt đầu chuyển mùa se se lạnh. Nhưng tâm tư lòng người dân Hà nội và nhân dân cả nước lại nóng hơn bảo giờ hết, một cái nóng rát bỏng, đứng ngồi không yên, một cái nóng bức bối, bực bội thật khó gọi tên trước 2 vụ việc, một là Nguồn nước sạch của Thủ đô bị nhi ễm bẩ n, hai là cái ch ết được cho là tai nạn sinh hoạt của Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Lê Hải An (1 Thứ trưởng trẻ tuổi, tài năng, 1 ứng cử viên sáng nghe nói đang bồi dưỡng cho nhiệm kỳ kế nhiệm Bộ Trưởng tới đây?)

Tôi cũng như mọi người dân khác, cần sự thật, cần thông tin từ phía cơ quan chủ quản và cấp quản lý Trị an trước những sự kiện bất thường trong Xã hội, nhất là những vụ việc rúng động có tầm ảnh hưởng gây hoang mang tâm lý cho cộng đồng cư dân.

Nói về vụ nư ớc b ẩn, tôi đồng ý đó là mối nguy hại rất đáng lo, gần là ô nhi ễm trực tiếp cuộc sống sinh hoạt của người dân, xa là đối diện nguy cơ “di ệt v ong sự sống” trở tay không kịp trước một thế lực tạm gọi là “thù địch”. Tôi đọc đâu đó một chuyên gia phân tích xử lý khủng hoảng về tin tức đã chia sẻ cảnh báo này, một cảnh báo hoàn toàn có cơ sở và chỉ cần 1 cá nhân cũng có thể nắm quyền quyết định sự sống của cả một quần thể.

Đúng thật, hiện tại hệ thống nước sạch, nước máy cấp cho người dân, nhà máy cấp nước có được khép kín, có được bảo mật an ninh canh gác 24/24 không? Thiết nghĩ đây điều Bộ An ninh và Quốc phòng cần lưu ý, ghi nhận và bổ xung vào điều mục trong việc quản lý phòng vệ cho vận mệnh Quốc gia. Phòng dễ hơn chữa, cũng không nên cho rằng đây là điều gây hoang mang lòng dân nữa, bởi trước những dữ kiện dồn dập liên tiếp về nước máy vừa qua, ai ai trong số chúng ta cũng đủ trải nghiệm khách quan đánh giá ít nhiều …..

Tôi không bàn đến nước thượng nguồn ô nh iễ m nữa, có quá nhiều ý kiến đã trưng cầu. Chắc chắn Bộ Tài Nguyên – Môi trường cần chịu trách nhiệm quản lý giám sát (theo ngành dọc) để trả lời trước nhân dân và Chính phủ trong vấn đề ô nhiễm, xả thải. Có vẻ như kẻ hở nào đó đã thành “lỗ hổng hệ thống” mà hậu quả khiến người dân sẽ phải hứng chịu khôn lường.

Xin nhắc một chút về máy lọc nước, với một hệ thống lọc nước sạch hiện đại, có nhiều ứng dụng khử trùng thanh lọc thì bất kỳ nguồn nước nào (sông, suối, ao, hồ…) bẩn đến đâu đi nữa, thậm trí nước lẫn bùn thì khi qua hệ thống lọc này cũng đều có thể cho ra nước tinh khiết… có một số máy còn có chức năng khử độc tố, tạp chất…có một số máy hiện đại với màng lọc tối ưu tốt như sức lọc ở cầu thận, giữ tất cả những tế bào đường kính > = 0,7 mcromét, thì nguồn nước bẩn với máy lọc xịn nào nhằm nhò gì. Chỉ sợ các doanh nghiệp trình báo cáo một kiểu, nhưng thiết kế lại một đằng. Như vụ máy lọc thận RO tại bệnh viện tỉnh Hoà bình, tai biến là do cái hệ thống lọc nước RO tự chế dẫn đến th ảm h oạ không kịp trở tay.

Trở lại câu chuyện thứ 2 gây rúng động cộng đồng nói chung, gây bàng hoàng tâm trí đội ngũ trí thức nói riêng – cái ch ết của Thứ trưởng BGD Lê Hải An.

Như là định mệnh, cái ch ết đột ngột của một Thứ trưởng – nhà Khoa học tài năng, là người tiên phong đưa sự thật vụ việc gian lận thi cử ở Hà giang ra ánh sáng. Trước một sự kiện rúng động cộng đồng mà người dân quá quan tâm thì việc “bắt” họ ngồi yên là không thể.

Khi người dân không được tiếp cận tin tức chính thống, nên họ kiếm tìm và ngấu nghiến đọc bất cứ điều gì liên quan đến vụ án ở bất cứ nguồn nào, trên mạng xã hội làm gì mà biết phân biệt thật-giả thế nào.

Qua đó, tôi nhận ra, sự cầu thị là cần thiết lúc này. Đừng khắt khe kết tội cảm xúc, cũng không nên nhận xét một chiều.

Khi sự cố xảy ra, hiện trường bị phong toả, nội bất xuất, ngoại bất nhập, ai được vào khu vực cấm ấy ngoài cơ quan An ninh và Điều tra. Dù nơi đó trong khuôn viên của Bộ Giáo dục, một sợi dây chắn mỏng manh giới biên cũng khiến toàn thể nhân viên của Bộ đủ hiểu, đó là thông điệp “không phận sự miễn vào”, họ không được phép lại gần vùng giới biên bất khả xâm phạm kia, nên không chỉ riêng họ mà ngay cả Bộ Trưởng Nhạ cũng không thể trả lời trước công luận “tại sao có sự ch ết chóc” ấy. Khi cơ quan điều tra vẫn chưa công bố, thì họ biết gì đâu mà nói.

Lâu lắm rồi kể từ ngày sau khi bác Giáp mất… bây giờ tôi mới thấy một quan chức chính phủ bậc có “đai” qua đời, mà người dân lại biết đau lòng đến tê tái.

Trên mạng Xã hội một rừng tin, đủ kiểu hỗn loạn ngược xuôi… nhưng tất cả đều chung mục đích muốn biết SỰ THẬT – NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT ĐƯỢC SÁNG TỎ.

Những câu hỏi “Sao không công bố kết quả giám định pháp y?”; “Sao lại hoả thiêu sớm thế, phải chôn chứ..”, cùng hàng loạt nghi ngờ khác khiến cho nhiều người không tránh khỏi hoang mang, sợ hãi. Tuy bất kỳ công dân nào cũng có quyền bày tỏ quam điểm, được suy đoán trước một cái ch ết bất ngờ.  Nên mọi người đều được phép bày tỏ ý kiến, nhưng đừng suy diễn, quy chụp vô lý là được. Lưu ý “công bằng, tôn trọng; đúng luật”.

Lẽ ra ngay sau khi khám nghiệm hiện trường, sau pháp y…CQĐT nên họp báo cho công luận biết. Nhưng đến hôm nay, cơ quan chức năng cũng đã lên tiếng, điều này cũng đủ làm an yên lòng dân phần nào. Xin nhắc lại chỉ có cơ quan điều tra mới được phép trả lời công luận, khi hiện trường đã bị phong toả thì ngoài cơ quan điều tra ra làm gì còn ai khác ngoài họ biết rõ nội tình mà lên tiếng thay được.

(Cre: FB Ha Nguyen)