Tỉnh ủy Quảng Trị có chịu trách nhiệm khi NHÀ MÁY NHIỆN ĐIỆN THAN TÀN PHÁ môi trường?

Nhiệt điện t.àn p.há môi trường đang là vấn đề “quá nóng” không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam đang luay hoay tìm chưa ra cách xử lý những nhà máy nhiện điện đã hoạt động.

Nhiệt điện hiện nay ở VN và nhiều nước đang sử dụng nguồn chất đốt là than đá.

Bắc Kinh – TQ (Đại đô thị về mặt dân số) từ năm 2017 TP Bắc Kinh tuyên bố đóng cửa toàn bộ các nhà máy nhiệt điện than vì gây ô nhiễm. Hàn Quốc vừa đóng cửa 15 nhà máy nhiệt điện than để xử lý ô nhiễm. Ngày 28.1.2019 Chính phủ Đức công bố kế hoạch sẽ đóng cửa tất cả 84 nhà máy nhiệt điện than vì vấn đề môi trường. Nhiều nữa rãi rác nhiều nơi đang tìm cách đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than.

Sáng 22.11.2019 vừa qua Quảng Trị khởi công nhà máy nhiệt điện than tại xã Hải Khê (huyện Hải Lăng), UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan EGATI tổ chức lễ khởi công Nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị 1.

Nhà máy mà Quảng Trị vừa làm lễ khởi công được công bố “Công trình có tổng công suất 1.320MW (công suất thô), gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 660MW. Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị 1, khi đi vào hoạt động với công suất trên sẽ có thời gian phát điện 6.000 giờ/năm, sản lượng điện sản xuất 7.200 tỷ Kwh/năm, doanh thu trước thuế khoảng 12.500 tỷ đồng/năm, dự kiến nộp ngân sách tỉnh 1.250 tỷ đồng/năm”.

Nhiên liệu là sử dụng than do “Bộ Công thương phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi với nội dung và quy mô đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than”.

Như vậy, việc Quảng Trị khởi công nhà máy nhiệt điện than là đi ngược lại xu thế bảo vệ môi trường của thế giới. Nhà máy có nguy cơ tàn phá tan hoang nhiều xã, thậm chí nhiều huyện lân cận nhà máy, người dân sống ra sao sau này trên vùng đất đặt nhà máy này?

Tỉnh ủy Quảng Trị khi “rước nguy cơ ô nhiễm” về chỉ chăm chăm vào việc tiến hành cho được dự án mà có tính đến đất cát cho người dân mưu sinh sau này hay không? Hay tỉnh ủy chỉ nghĩ “sống chết mặc dân… “?

(Nguồn: FB Trần Đình Dũng)