Tính m.ạng 10 triệu dân thủ đô sẽ ra sao nếu tỷ phú Thái bán đứt sông Đuống cho TQ?

Sau sự việc cả Hà Nội ho.ảng lo.ạn vì dùng phải nước sạch bị kẻ gi.an đổ dầu để đầu đ.ộc dân phía thượng nguồn, lãnh đạo HN đã lên tiếng “xin được rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc giải quyết sự cố ô nhiễm nước sông Đà”. Trong khi còn chưa tìm ra được kẻ th.ủ á.c đã thuê 3 tên làm trò vô nh.ân tính thì ở một diễn biến khác , Hà Nội lại tăng giá nước lên gấp đôi để hỗ trợ doanh nghiệp. Đó là cách Hà Nội “rút kinh nghiệm sâu sắc” khi bắt tay với doanh nghiệp thừa nước đục thả câu? Chưa kể, nếu sông Đuống rơi vào tay tỷ phú Thái, rồi lại được bán tiếp cho kẻ luôn hem he h.ãm h.ại dân tộc ta thì t.ính m.ạng của hàng triệu dân thủ đô sẽ ra sao?

Theo Văn bản 3310 của UBND Tp. Hà Nội ngày 6/7/2017 đã chấp thuận giá bán nước sạch tạm tính và lộ trình điều chỉnh giá nước cho dự án nhà máy nước sạch sông Đuống để triển khai thực hiện dự án nhà máy này. Theo đó, giá nước sạch tối đa của nhà máy nước sạch sông Đuống tạm tính năm 2017 là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT). Lộ trình tăng giá nước tối đa 7%/năm nhưng không vượt quá khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính.

Trong khi đó, tại Quyết định phê duyệt phương án giá thành sản xuất, giá bán buôn nước sạch và phương án bù giá của công ty Công ty Nước sạch Vina conex (nhà máy nước sạch sông Đà) được UBND Tp.Hà Nội đưa ra ở mức: năm 2015: 4.726,54 đồng. Như vậy, nhìn vào các quyết định này có thể thấy giá nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đà chưa bằng 1/2 so với giá bán của nước sạch sông Đuống.

Tăng giá để người dân sài ít nước lại nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp cung cấp nước chăng? Có lẽ do hiện nay các nhà máy đang súc rửa các bồn xử lý nước nên không thể cung cấp đủ nước cho dân sài? Giải pháp này là sử dụng “công cụ kinh tế” (Economic Instrument) để điều hành xã hội chăng?

Chưa dừng lại ở đó, mới đây Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà tiết lộ, trong mức giá 10.246 đồng/mét khối tạm tính của nước sông Đuống có khoảng hơn 2.000 đồng là trả lãi vay của nhà đầu tư. Rõ ràng lãnh đạo Hà Nội đang ra sức và tìm mọi cách bảo vệ, che chắn cho Cty cổ phần nước sạch Sông Đuống!

Những giải thích kỳ lạ, buồn cười và ngang nhiên liên tục được đưa ra để khỏa lấp, biện minh cho giá nước cao ngất ngưởng của Sông Đuống!

Được biết, nhà máy nước Sông Đuống đầu tư tới 4.998 tỉ đồng, trong đó có tới 3.998 tỉ đồng là vốn vay thương mại. Trong đó, riêng năm 2018, nhà máy nước Sông Đuống vay của Vietinbank 2.483 tỉ đồng. Không có tiền kinh doanh lại đi vay mà vay tới 80%, tiền lãi vay lại khoán hết vào tiền nước, phó mặc cho sức dân. Kinh doanh khôn hết phần thiên hạ! Vậy mà Hà Nội vẫn sốt sắng phê duyệt thì hoặc là tư duy các vị có vấn đề hoặc là phải chăng các vị cũng có phần ăn trong đó?

Có ở đâu trên thế gian này mà DN đã có sẵn nguồn tiêu thụ với cả triệu khách hàng, giá bán đảm bảo không lỗ và nếu lỗ được bù ngay lập tức nhu Sông Đuống của Xác Liên? Chắc cũng chẳng nơi nào ngoài việc phải chịu 2.000 đ/m3 trong giá thành để trả tiền lãi Sông Đuống vay 4000/5000 tỷ đầu tư thì người dân còn phải è cổ nộp thuế để mỗi năm TP HN bù lỗ cho Cty Sông Đuống thêm 200 tỷ.

Lạ lùng ở chỗ Nhà máy chưa được nghiệm thu đã được bán nước, ngỡ ngàng ở điểm hợp đồng TP này cam kết bù lỗ cho Sông Đuống nếu giá dưới 10.246 đ/m3, kỳ cục ở khoản cả những người dân HN không hề dùng nước Sông Đuống cũng phải góp tiền thuế bù lỗ cho họ.  Lãnh đạo HN còn bảo rằng vì sông Đuống đầu tư gấp 3 sông Đà và nước chất lượng hơn nên giá đắt! Nói thế mà mấy ông cũng mỏ miệng được thì đại tài.

Chẳng lẽ DN đầu tư bao nhiêu dân phải gánh chịu bấy nhiêu? Nước sông nào thì cũng phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn luật định mới được bán cho dân nhé các vị! Còn nói uống được, các ông cứ uống luôn đừng nấu hàng ngày cho dân tin.

Nữ tỉ phú Thái Lan Jareeporn Jarukornsakul hiện không chỉ mua 34% cổ phần tại Nhà máy nước sông Đuống mà hiện còn sở hữu 41% cổ phần tại Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò.

Lật ngược lại vấn đề, nếu không có sự cố sông Đà xảy ra, liệu Hà Nội có đặt người dân vào cảnh buộc phải chấp nhận giá nước tăng gấp đôi? Do đó, chuyện nước sông Đà nhiễm dầu là chuyện không thể nào tránh được, hòng tạo cơ hội cho sông Đuống th.ừa cơ vọt lên để vắt kiệt tiền túi của dân?

Giờ đây dân không chỉ có ng.uy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe từ vụ nhiễm dầu mà còn bị tấn công từ hai phía: lũ gi.an thương dùng dao c.ắt cổ và những người lẽ ra phải đứng ra “vì dân” thì lại hoàn toàn ủng hộ cái lũ gi.an thương ấy.

Chưa hết đâu, cái nhà máy sông Đuống mà rơi vào tay tỷ phú Thái thì ai biết họ có đem nhà máy bán cho … kẻ luôn chừng chực nu.ốt ch.ửng Việt Nam? Nữ tỉ phú Thái Lan Jareeporn Jarukornsakul hiện không chỉ mua 34% cổ phần tại Nhà máy nước sông Đuống mà hiện còn sở hữu 41% cổ phần tại Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò. Thử mường tượng nếu hai nhà máy trên đều rơi vào tay nhà đầu tư Trung Quốc thì tính mạng của 10 triệu dân Thủ đô cùng đồng bào dân Nghệ An sẽ như thế nào? Không khó để hình dung hệ quả sẽ th.ảm kh.ốc đến mức nào!

Theo Tâm bão