Tại sao phải dành 70% trên tổng số tiền phạt vi phạm giao thông cho CSGT?

Nghị định 100 ban hành được đại đa số người dân nhiệt liệt ủng hộ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến cho rằng luật này còn kẽ hở vì quy định nồng độ cồn lớn hơn 0 là phạt, mức phạt này sẽ rất mập mờ. Chưa giải quyết lỗ hổng để an lòng dân, thì lại rộ lên tin sẽ chi cho CSGT 70% trên tổng số tiền phạt. Trước thông tin này, dư luận đặt câu hỏi sao không nộp số tiền này về cho ngân sách mà lại chi riêng cho CSGT như thế? 

Theo quy định mới, số tiền xử phạt vi phạm về nồng độ cồn là rất cao, có khi số tiền phạt còn cao hơn giá trị của cái xe mà người vi phạm đang sử dụng. Thiết nghĩ, mức phạt cao như thế mới thay đổi được ý thức của người dân. Đánh vào túi tiền của họ, thì chắc chắn họ sẽ tự giác tuân thủ luật mà không cần phải đè vác.

Được biết con số thống kê thu được từ vi phạm giao thông là rất lớn. Năm 2018, là 2.613 tỷ đồng, còn năm 2019 là hơn 2.764 tỷ đồng. Có thể số tiền phạt sẽ tăng vọt trong năm 2020, vì Nghị định 100 ra đời.

Có thể nói số tiền thu được từ người vi phạm là rất lớn. Nhưng bên cạnh đó số tai nạn giao thông cũng không kém phần. Theo thống kê năm 2018 toàn quốc xảy ra 18.736 vụ tai nạn giao thông, làm ch ê't 8.248 người, bị thương 14.802 người. Còn trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 12.675 vụ tai nạn giao thông, làm ch ê't 5.659 người, bị thương 9.619 người…Qua đó cho ta thấy thái độ tham gia giao thông của người dân còn rất tệ.

Với số tiền phạt trên Bộ Công an sẽ giữ lại 70% cho CSGT. Nhưng có một số ý kiến cho rằng “chi thế là không hợp lý sẽ tạo ra sự so sánh không đáng có trong nội bộ và ngoài ngành, chi như thế là thiếu nhân văn…”. Nói thẳng việc giữ lại 70% trên tổng số tiền phạt là theo luật định hẳn hoi, Bộ Công an căn cứ vào Thông tư 89 của Bộ Tài chính chứ không phải làm bừa. Và số tiền được giữ lại này sẽ sử dụng vào việc mua sắm thiết bị hay sử dụng vào việc gì đều căn cứ vào danh mục cụ thể của Bộ Công an.

Một vụ tai nạn nghiêm trọng do lái xe say rượu gây ra (nguồn: Báo công an nhân dân)
Làm đúng luật thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng thiết nghĩ, nộp số tiền này vào ngân sách thì càng hay.

Bởi nếu dành 70% số tiền này cho CSGT như thế sẽ nảy sinh nhiều so sánh giữa các lực lượng trong ngành với nhau. Bởi khi nói về chức năng nhiệm vụ ngành nào cũng gánh vác trách nhiệm rất nặng nề, ai cũng có công có sức cả. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy phải lao vào ngọn lửa đang bùng cháy, để giúp dân cứu nạn và thực tế đã có không ít người hy sinh. Rồi có ai thấu hiểu nổi khổ xa vợ xa con, suốt những năm suốt tháng lênh đênh ngoài biển làm nhiệm vụ của Cảnh sát biển. Rồi công lao của CSGT làm sao sánh nổi với những những chi ê'n công thầm lặng của những Cảnh sát phòng chống tội phạm, góp phần gìn giữ sự bình yên xã tắc?…. Chưa kể những Bộ ngành khác dòm ngó bàn ra tán vào, vì sao anh có tôi thì không, nhiều khi công việc của tôi còn quan trọng hơn cả anh? Nếu tính ganh tỵ ấy lan tỏa sẽ rất khó lòng kiểm soát được.

Còn nếu theo luật buộc phải giữ lại thì phải khéo léo. Với số tiền hàng ngàn tỷ này, CSGT giữ lại cũng nên dành ra một ít lập quỹ hỗ trợ những nạn nhạn bị TNGT để góp phần xoa dịu, bớt đi những nỗi đau thương mất mát cho thân nhân những gia đình không may bị TNGT. Cũng nên LẬP QUỸ KHEN THƯỞNG cho những tấm gương tập thể hay cá nhân có công, có thành tích trong việc làm giảm TNGT – Trong đó có những CSGT có TÂM, CÓ TÀI, CÓ TRÍ. Và nên dùng số tiền ấy hỗ trợ những chi ê'n sĩ trực tiếp ngày đêm làm nhiệm vụ, nhằm động viên tinh thần cho các anh. Làm như thế sẽ rất nhân văn và rất tình người.

Để dư luận không có những suy luận không hay về ngành công an là vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích tập thể, thiết nghĩ nên để số tiền thu được từ người vi phạm đóng góp cho ngân sách một phần, phần còn lại tổ chức các hoạt động để giúp đở những nạn nhân của tai nạn giao thông. Có như thề thì có lẽ hơn 90% triệu dân sẽ đồng tình ủng hộ.

Khánh Lâm