Sân bay Long Thành: Chưa làm sao nhóm lợi ích có thể khẳng định 100% hiệu quả?

Cho dù AVC có lobby giỏi đến đâu, hay Bộ GTVT đứng ra cam kết tính hiệu quả thế nào, thì những câu hỏi chưa được trả lời vẫn khiến cho người ta nghi ngại.

Nhìn vào hai sân bay có quy mô tương đương sẽ thấy ngay một sự chênh lệch khá rõ.

Sân bay Đại Hưng ở Trung Quốc thiết kế 8 đường băng, công suất 125 triệu đến 200 triệu khách mỗi năm với vốn đầu tư chỉ 11,5 tỉ USD.

Sân bay Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ, thiết kế 6 đường băng, công suất 200 triệu hành khách mỗi năm, chưa tới 12 tỉ USD.

Sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok (Thái Lan) có công suất 100 triệu hành khách, với 2 đường băng, tổng đầu tư 5 tỉ Usd.

Sân bay Sydney ở Úc với 3 đường băng, có công suất 82 triệu hành khách mỗi năm có 3,8 tỉ usd.

Trong khi sân bay Long Thành chỉ 2 đường băng, giai đoạn đầu đón 25 triệu khách, nhưng vốn đầu tư lên đến 16 tỉ USD.

Ăn lại quả khi làm sân bay là chuyện nhỏ, khi làm được sân bay, các quan sẽ dời Tân Sơn Nhất về Long Thành thì bán đất ở Tân Sơn Nhất có thể lên cả trăm tỉ USD chia chác thoải mái. Chưa hết, chưa cần bán đất ở Tân Sơn Nhất các quan cũng bán được 5.000 ha từ đất Long Thành mà các quan lâu nay “găm” đất của dân từ khi có ý định làm sân bay trong toan tính.

Cái nguy hiểm ở đây là vay vốn ODA của Trung Quốc, thì nhà thầu TQ lại thi công, sẽ nguy hiểm không khác gì Cao Tốc Bắc Nam. Chưa kể nhà thầu TQ cho ăn quả đắng như Đường Sắt Cát Linh Hà Đông cứ đội vốn, chậm tiến độ, đẩy vốn lên gấp đôi gấp 3 như Cát Linh Hà Đông thì nợ công dân trả chắc tận đời cháu chắt chưa trả hết. Chưa cần trả vốn, trả lãi chắc phải bán bớt đất mà trả thôi.

Quốc hội đang thảo luận tính khả thi của dự án này, mà chưa làm sao biết hiệu quả? Chẳng phải trước khi làm Đường sắt Cát Linh – Hà Đông các ông cũng nói hiệu quả đó thôi? Vì sao Long Thành “đắt” như thế? Mà đó chỉ mới là dự toán ban đầu, vì sẽ còn đội vốn nữa, theo kinh nghiệm lịch sử của các dự án Việt Nam.

ACV làm chủ đầu tư sẽ nhanh, hiệu quả? Khó tin. Cho dù Bộ GTVT có thể tự tin nhấn mạnh: “Hiệu quả kinh tế của dự án sân bay quốc tế Long Thành rất cao. Nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn yên tâm hỗ trợ ACV”.

ACV còn muốn giành luôn cái nhà ga T3 ở Tân Sơn Nhất, lại vừa không muốn buông sân bay Long Thành. Long Thành sẽ hiệu quả nếu Tân Sơn Nhất kém hiệu quả, và ngược lại.

Vấn đề đặt ra không phải là tiền, mà còn nhiều thứ khác nữa, vì thế không rõ là chuyện đầu tư bằng niềm tin hay là đầu tư bằng quyết tâm chính trị đây nữa, vì thông thường, để muốn làm thì người ta sẽ tuyên bố mạnh mẽ như thế, nhưng sẽ không đứng ra nhận trách nhiệm.

Không vay vốn ODA, chỉ định thầu để nhà đầu tư quốc nội, đúng hơn là Doanh nghiệp Nhà nước, làm. Cuối cùng thì cũng phải nhờ “Nhà đầu tư nước ngoài”. Họ là ai, cũng là một câu hỏi lớn.

Các đại biểu lo để ACV làm thì phải vay, vay thì làm phình nợ công.

Để tư nhân làm thì lại lo lũng đoạn, lỡ họ bán cho nước lạ thì sao? Mà tư nhân làm thì cũng vay, vay ngoài thì tăng nợ quốc gia.

Sân bay này lẽ ra khởi công từ lâu, hoàn thành cũng được mấy giai đoạn rồi, nhưng đến nay lại cứ bàn mãi, ai làm, ai hưởng. Trong khi đó, đất Long Thành, theo thượng tướng Lê Chiêm “cán bộ” ta tranh thủ mua hết rồi. Giá đền bù cũng tăng vùn vụt theo thôi.

Quan sát thì thấy các dự án ở nước ta rất lạ, cứ phải hoành tráng, to cao mà không đẹp trai. Đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, cái này cũng đầu tư lớn, và vốn đầu tư luôn cao hơn các quốc gia khác, dù Việt Nam nghèo hơn các nước khác nhiều.

FB Tran Phi Tuan; Pham Minh Vu