Ông Nguyễn Đức Thành, Tiến sĩ giỏi cỡ nào mà đòi “dạy khôn” cho Thủ tướng?
Ngay trong cuộc họp chiều ngày 23/3, Thủ tướng đã triệu tập hai Bộ: Nông nghiệp và Công thương để đi đến quyết sách ngưng xuất khẩu gạo, trong tình hình thực tế hiện nay, là hoàn toàn đúng đắn, hợp lý. Quyết sách này của Thủ tướng đã vô cùng hợp lòng dân, khi mà nếu tiếp tục xuất khẩu gạo, chẳng bao lâu nữa nạn đói sẽ ập đến trên diện rộng cả nước, là điều khả thể trông thấy từ bây giờ. Thế nhưng lại có những ý kiến ngược chiều mà cụ thể là của TS. Nguyễn Đức Thành, thành viên Liên Minh Chính sách Nông nghiệp Việt Nam lại một mực cho rằng việc ngừng xuất khẩu gạo là quyết định “VỘI VÀNG, TÙY TIỆN, THIẾU CÂN NHẮC”.
Bằng việc ủng hộ công văn HỎA TỐC gửi Thủ tướng CP đề nghị rút lại lệnh cấm xuất khẩu gạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, tiến sĩ Thành cho rằng “Nội dung công văn cho thấy dường như Bộ trưởng chịu sức ép từ phía các DN xuất khẩu gạo và các nhà sản xuất gạo. Và tôi nghĩ lần này các DN đã đúng”. Thậm chí ông này còn cho rằng “việc ra chính sách này trong trạng thái vội vã, tùy tiện và bất nhất”.
Ông Thành tỏ ra khá lo lắng cho doanh nghiệp, mà lại là những DN thuộc loại “thương lái” rất rành rọt trong việc làm giá. Xin thưa với ông, nhẽ ra người mà ông nên lo lắng nhất lúc này là người nông dân mới phải. Năm nay hạn mặn khốc liệt ven biển Tây Nam, nông dân trồng lúa điêu đứng, liệu việc ngừng xuất khẩu gạo có ảnh hưởng đến kế sinh nhai của họ hay không thì ông lại không lo, lại đi lo cho DN? Giá gạo có tăng hay giảm thì DN vẫn là ngư ông đắc lợi, vì sao? Trước tình hình như vậy, họ chỉ việc ngừng thu mua, không chốt giá. Những lần thu mua trước, giá gạo tăng tới 36%, DN ăn tới 9 phần, người nông dân chỉ hưởng 1 phần. Nay có ngừng thu mua một thời gian, liệu có khiến các DN này “chết đứng”?
Chưa hết, ông Tiến sĩ này còn viện dẫn một sự việc đã cũ từ năm 2008 cho rằng “ở thời điểm giá gạo thế giới tăng chóng mặt và nguy cơ thiếu hụt gạo hiện hữu toàn cầu. Việt Nam đã vội vã đóng cửa thị trường xuất khẩu gạo để bảo vệ thị trường trong nước. Sau đó, cơn sốt gạo qua đi, mọi việc trở lại bình thường, Việt Nam đã đánh mất một cơ hội xuất khẩu gạo với khối lượng lớn và giá rất tốt”.
Đó là ông đang đứng về phía lợi ích của các doanh nghiệp, thử nhìn ở góc nhìn vĩ mô, ông là Tiến sĩ liệu ông có biết việc TQ đang nắm quyền sinh sát ĐBSCL khi không chịu xả nước thượng nguồn? Việc chính phủ ra quyết sách này chính là cách gây áp lực để TQ tháo nước đầu nguồn cho nông dân Việt Nam chống mặn. Khi đó, bài toán về tình trạng ngập mặn ở miền tây lẫn bài toán an ninh lương thực đều được giải quyết rốt ráo. Vậy chắc đây hẳn là một quyết định “vội vàng và tùy tiện” lắm ông Tiến sĩ nhỉ?
Chưa kể, việc sợ “VN tuột mất giá tốt” của ông Tiến sĩ cũng chỉ là “lo hão”, vì nếu VN không xuất khẩu cứ om hàng đến cuối năm giá có thể còn lên cao hơn nữa vì Thái Lan và các nước xuất khẩu gạo khác cũng đang lầm vào tình cảnh tương tư Việt Nam nếu dịch bệnh bùng nổ. Không hiểu một tiến sĩ, chuyên gia kinh tế sao lại không suy nghĩ được xa mà lại thiển cận như vậy nhỉ?
Ông Thành cũng phản đối ý kiến của Chính phủ ngày 23/3/2020 đề cập tới nguy cơ giá gạo tăng cao có thể đẩy lạm phát lên cao và cho rằng: “Nếu giả sử giá gạo tăng 30% liên tục trong nửa năm, thì đóng góp của nó vào mức tăng CPI có lẽ chỉ khoảng 1,5%, hoàn toàn chấp nhận được trong bối cảnh lạm phát của Việt Nam được kiểm soát tương đối tốt trong những năm qua”. Giá gạo tăng khoảng 30% trong khi tình hình kinh tế đang suy giảm thì liệu có cơ hội cho VN lạm phát không? Chính phủ làm việc dựa trên cân đối chứ không phải làm lợi cho 1 số nhà buôn thưa ông Thành.
Sau cùng, ông “chiên gia kinh tế” cho rằng “Việt Nam nên bình tĩnh, chủ động với đợt sóng tăng giá, tăng lượng mua này, và xuất khẩu gạo theo làn sóng đó để thu lợi nhuận”. Muốn xuất khẩu phải tổng hợp được các số liệu tồn kho dự trữ và sản lượng của năm 2020, nếu vội vàng ồ ạt xuất khẩu không may dịch bệnh bùng phát mất kiểm soát, người dân bị phong tỏa khi đó VN “vỡ trận” thì có “cầm hàng đống tiền, tăng thêm bao nhiêu GDP” cho đất nước, liệu còn ý nghĩa gì chăng?
Chưa kể, hiện tại, vựa gạo nhất nước ta là ĐBSCL đã bị khô hạn nặng, nhiễm mặn diện tích lớn, vì thượng nguồn sông Mê Kông đã ngăn nước. Tình trạng thảm họa này, chưa biết đến khi nào mới tái sinh vựa gạo có trữ lượng lớn nhất nước ta. Còn không chúng ta chỉ có thể hy vọng khi mùa mưa đến (sớm nhất phải cuối tháng 4). Tính mốc thời gian này, gieo sạ thành công, thì phải đến đầu tháng 8 mới có lúa thu hoạch. Bài toán với lời giải ngưng xuất khẩu gạo là kết quả gần đúng nhất, mà không có một kết quả nào khác khả dĩ thay thế được. Đã vậy, Trung Quốc cho thương lái sang VN, đầu cơ tích trữ gạo, lúa. Một khi mà lượng gạo trong nước đã không còn đủ nguồn cung, phải chăng chúng ta đã sập bẫy thủ đoạn của láng giềng thâm độc?
Ấy vậy mà, ông Thành thậm chí còn dám cả gan lên tiếng dạy đời Thủ tướng, ra lệnh “Thủ tướng lập tức rút lại việc can thiệp vào lúc này đối với thị trường gạo nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng. Chính phủ cần tiếp tục quan sát, theo dõi thị trường và ra những quyết định theo lộ trình, có bài bản, bình tĩnh, sáng suất và THỰC DỤNG”. Bất kỳ người dân nào lạc quan nhất vẫn buộc phải hoài nghi, phải chăng đã đến lúc không cần mang mặt nạ nữa. Mà đã lộ diện một ông Tiến sĩ ham tiền tệ, quân hại dân phản Thủ tướng, là Việt gian bán gạo cho giặc.
Thủ tướng Phúc đã ra quyết sách vì nhân dân chúng ta. Vì sao không cùng đồng bào sát cánh cùng Thủ tướng Phúc, để giữ vững cơ đồ giang sơn cha ông ta để lại, mà lại răm rắp kiến nghị tiếp tục xuất khẩu gạo khác nào “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”. Chưa nói cái học vị tiến sĩ, chuyên gia kinh tế của ông từ có, cái nhìn thấy rõ rằng trước mắt là “dã tâm của một kẻ bán nước, hại dân”
Hà Min