Ông Hoàng Trung Hải, một nạn nhân của những trò ảo thuật dưới gầm bàn
Hôm đó tôi qua Công ty Điện Lực TP.HCM mời anh Ba Nghĩa đi ăn cơm trưa, có anh LDS, PGĐ-ảnh S nói đang làm luận án tiến sĩ, người hướng dẫn là Hoàng Trung Hải. LDS là ngôi sáng sáng rực lúc đó với những cải cách mạnh mẽ cho ngành điện, LDS tôn trọng Hoàng Trung Hải đến mức đó thì phải biết anh Hải là người như thế nào.
Trong mắt giới trí thức trong ngành điện, Hoàng Trung Hải là người có thực học, thực tài, khiêm tốn, kín kẻ…được Hoàng Trung Hải hướng dẫn luận án là một danh dự. Lúc đó anh Hoàng Trung Hải là trợ lý cho bộ trưởng bộ năng lượng.
Hệt như anh Đinh La Thăng, đường quan lộ của anh Hoàng Trung Hải thăng tiến thần tốc và cái hắc ám cũng vận vào anh lúc tưởng là bình yên nhất.
Hải là kỹ sư điện, rồi theo học và tốt nghiệp khóa đào tạo sau đại học Khoa Hệ thống điện, Đại học Bách khoa Hà Nội. Khi làm Trưởng phòng tổng hợp Bộ Năng Lượng anh theo học tiếp thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Dublin, Cộng hòa Ailen. Năm 2002, ở độ tuổi 43, anh Hải vào Trung ủy, giữ chức Bộ trưởng CN; Năm 2016, ở tuổi 57, anh vào BCT cùng anh Thăng và nắm luôn Bí thư Hà Nội, địa bàn quan trọng nhất về kinh tế- chính trị của cả nước.
Quá trình đó giúp cho anh Hoàng Trung Hải thông thạo các việc “cung đình” bao gồm cả những thứ không tên. Có nghĩa, kể cả về học thuật, chuyên môn và cả kinh nghiệm, anh Hoàng Trung Hải gồm đủ, chỉ một bước nữa là trở thành thế hệ lãnh đạo đất nước mới.
Và từ đó nó lòi ra cái Tisco 2.
Kết luận của UBKT TW về sai phạm đến mức phải kỷ luật của đồng chí Hoàng Trung Hải anh chị đã đọc qua nhưng để thấy tiếp theo sẽ là gì thì tác giả Phan Thế Hải focus lại, xem ra tình hình rất tình hình.
“Trong thập niên 50 của thế kỷ trước, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc, Tháng 7/1959 Chính phủ đã cho khởi công Khu công nghiệp luyện gang thép và sau 4 năm, ngày 29/11/1963 mẻ gang đầu tiên đã ra lò tại lò cao số 1.
Hơn nửa thế kỷ tồn tại của khu công nghiệp này, nếu tính đúng, tính đủ có thể nói chưa có năm nào ngành gang thép ở Thái Nguyên có lãi. Nếu áp dụng cơ chế thị trường sòng phẳng, minh bạch thì cái khu liên hiệp ấy phải ch-ết từ lâu rồi. Thế nhưng nó vẫn tồn tại, vì đó là hiện thân của chính sách “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”.
Ông Hoàng Trung Hải khi đó đã lên Phó Thủ tướng Chính phủ đã có những ý kiến chỉ đạo khác nhau liên quan đến những thay đổi, điều chỉnh dự án và tổng mức đầu tư của nhiều hạng mục cũng như của cả dự án dẫn đến việc TISCO II ngày càng lún s-âu vào kh-ủng ho-ảng.
Đến đây thì nhân vật chính đã lộ diện. Bàn tay lông lá của người bạn đã thò tay vào đời sống xứ ta. Sau bốn chục năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới nhưng có một số lĩnh vực người Trung Quốc là số 1. Trong số đó phải kể đến kỹ năng làm việc dưới gầm bàn (Under the table). Nhờ kỹ năng này mà người TQ đã mua đứt châu Phi, can thiệp sâu vào Mỹ La tinh và khấy đảo các nước ASEAN.
Không phải ngẫu nhiên mà đương kim Tổng thống Mỹ Donal Trump phải công khai phát động chiến tranh thương mại với TQ..
TISCO đã thanh toán cho MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là hơn 4,7 tỷ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn của Việt Nam với giá trị xác định bước đầu là 38,8 triệu USD.
Với các thầu, để nhận được tiền thi công cần phải hoàn thiện rất nhiều thủ tục đã được luật hóa gồm: Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành công trình, hạng mục công trình…; Bảng tính giá trị nội dung của các công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn và đại diện bên nhận thầu; Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu…
Sự hào phóng trong việc giải ngân của TISCO với nhà thầu Trung Quốc là điều khó hiểu, điều này chỉ có thể giải thích được rằng nhà thầu MCC đã có rất nhiều trò ảo thuật dưới gầm bàn. Những trò ảo thuật này đã đẩy không ít cán bộ của TISCO vào vòng lao lý và giờ đây, đến lượt anh Hoàng Trung Hải phải liên đới trách nhiệm”.
Đến đây tôi lại nhớ một sổ tay mới đây trên báo Tuổi Trẻ: Ai sẽ là lớp phó?
Theo FB Truc Hamlet