Lưu hành tiền mới chống dịch, ai dám đảm bảo tiền mới không bị nhiễm khuẩn nếu đã qua tay người bệnh?

Hôm 8/2/2020 Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã nhập cuộc trong cuộc chiến chống dịch viêm phổi Vũ Hán bằng cách chỉ đạo các ngân hàng địa phương đưa lượng tiền mới in vào dòng lưu hành thay lượng tiền đang lưu hành. Số tiền „cũ“ đang lưu hành thì phải được tạm tập trung vào khu cách ly. Nghĩa là lượng tiền in mới sẽ vô cùng lớn.

Lý do NHNN đưa ra, tiền giấy là môi trường rất thuận tiện cho Coronavirus lây từ người này sang người khác khi sử dụng tiền.

Trên thực tế, người Việt vẫn chuộng tiền mặt hơn các loại thẻ tín dụng trong việc trang trải chi phí hàng ngày và quả là tiền có thể tạo điều kiện tốt cho các loại bệnh hay lây như Coronavirus. Đề nghị của NHNN, nên dùng thẻ tín dụng nhiều hơn và giới hạn dùng tiền mặt không phải là không hợp lý về mặt lý thuyết. Tuy nhiên biện pháp này có thể hữu hiệu ở thành phố chứ ở nông thôn, tỉnh lẻ, dân vẫn có thói quen dùng tiền mặt hơn.

Về khía cạnh kinh tế, người ta chưa quên lời khẳng định chắc nịch của cựu TBT Lê Duẫn khi nói về việc in tiền như trong hình. Mội lời tuyên bố chứng tỏ kiến thức kinh tế của ông Duẫn có vấn đề rất lớn.

Trên thực tế, do nhiều nguyên do như ăn cắp của công, quản lý kém của một số bộ phận quan chức, dốt nát về kinh tế vĩ mô, tham nhũng … ngân sách quốc gia thường ở trong tình trạng thâm thủng. Để trám lỗ thủng đó, NHNN thường in tiền mà không có biện pháp tương ứng nào để bảo đảm giá trị lượng tiền in ra. Hậu quả là lạm phát xảy ra thường xuyên.

Nếu để ý giá cả mặt hàng của 5, 3 năm trước rồi so sánh với hiện tại, người ta sẽ thấy sự mất giá khủng khiếp của tiền Việt Nam. 100 USD 10 năm trước có thể nuôi một gia đình 5 người 2, 3 tuần lễ, nay chỉ còn đủ cho vài ngày.

Cuối cùng, giải pháp của NHNN thật ra sẽ không mang lại kết quả vì đơn giản là, sau vài giờ tiền mới lưu hành, ai dám bảo đảm là số tiền mới đó không bị nhiễm khuẩn nếu đã qua tay người bệnh?

Phan Nguyên