Liên minh chống “Trung Quốc ph át x ít 2.0” đang hình thành, ngày tàn của Bắc Kinh đã đến

Nghị sĩ Australia, ông Andrew Hastie, là chủ tịch Ủy ban Tình báo và An ninh Nghị viện Australia, vào ngày 8/8 có bài bình luận đăng trên Channel 9 so sánh sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa tương tự phát xít Đức trước Thế chiến II. Bài báo của ông Andrew Hastie gây ra bùng nổ trong chính giới nước này. Một số không ủng hộ trong khi nhiều chính khách Australia lên tiếng ủng hộ. Chẳng hạn như Bộ trưởng An ninh Nội địa Peter Dutton.

Những người không ủng hộ không phải vì cho là Trung quốc không nguy hiểm mà họ sợ Trung quốc nổi giận.

Thật ra không phải đây là lần đầu tiên các chính khách trên thế giới nói điều đó. Vào năm 2017, Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon đã cho rằng nếu Mỹ không kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước này có thể đi theo “con đường đen tối” của Đức hồi thập niên 1930.

Ông Bannon nói với báo New York Times: “Trung Quốc bây giờ là nước Đức hồi những năm 1930. Họ đang ở giữa ngã ba đường và có thể đi về một trong hai phía”.

Việc các chính trị gia phát biểu như vậy cho thấy nhận thức của giới lãnh đạo nhiều nước càng ngày càng nhận ra sự nguy hiểm của Trung quốc khi nước này đi theo con đường do họ tự đặt ra mà không theo một quy luật nào hết. Tôi nghĩ nhận thức này đã lan khá rộng nên có nhiều người công khai phát biểu ra như vậy.

Nhận thức này có ý nghĩa như thế nào?

Trước hết, khi có nhận thức như vậy, các nước sẽ hướng đến việc thành lập liên minh để chống lại Trung quốc như thế giới từng liên minh để chống phe phát xít hồi thế chiến II.

Điều thứ hai, khi nhận thức này hình thành và lan rộng, mô hình của Trung quốc sẽ không thể tiếp tục phát triển mà nó phải bị thế giới chặn đứng và phá vỡ. Bởi vì thế giới đã không thể để yên cho một nước Đức phát xít tàn phá thì cũng không thể chấp nhận một Trung hoa đang trên đường tiến tới mô hình phát xít “hai chấm không”.

Tôi nghĩ một liên minh chống “Trung quốc phát xít hai chấm không” đang lặng lẽ hình thành.

(Nguồn: FB Trần Đình Thu)

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả