Lấy nước từ hồ Đầm Bài, nhà máy nước Sông Đà vẫn muốn hạ đ.ộ.c Thủ đô thêm nhiều năm nữa?
“Văn hóa nói láo” và “chối bỏ trách nhiệm” của Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwasupco) về việc nước cung cấp cho dân bị nhiễm Styren từ dầu phế thải, đã để lại hậu quả nặng nề là Nhà máy ngưng cấp nước lâu dài để xúc rửa toàn bộ bể chứa lắng lọc và đường ống cung cấp nước sạch.
Thoạt đầu, tôi cứ tưởng Nhà máy nước Sông Đà lấy “nước mặt” sông Đà ở tỉnh Hòa Bình, rồi dẫn bằng ống nước thô về Nhà máy lọc nước sạch ở Hà Nội để cung cấp cho dân. Giống như, Nhà máy lọc nước sạch Thủ Đức (ở Q. Thủ Đức, TPHCM) lấy “nước mặt” sông Đồng Nai, ở xã Hóa An (TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Về nguyên lý, họng lấy nước thô ở Hóa An, tuy gọi là “nước mặt” sông Đồng Nai (để phân biệt với nhà máy nước lấy “nước ngầm” từ giếng), nhưng phải đặt chìm dưới mặt nước từ 5-10 mét, để rác, lục bình, ván dầu… không chui vào họng lấy “nước mặt”. Họng lấy “nước mặt” cũng không đặt gần đáy sông để thu nhầm các chất lơ lững có tỷ trọng lớn hơn 1.
Từ họng lấy “nước mặt” Hóa An, trạm bơm Hóa An bơm nước thô, qua hệ thống ống nước thô đường kính lớn về các bể lắng lọc ở Nhà máy nước Thủ Đức. Mặc dù, nước mặt sông Đồng Nai ở Hóa An thi thoảng vẫn nhiễm dầu do tàu bè đổ ra, nhưng nước thô dẫn về Nhà máy nước Thủ Đức không bao giờ nhiễm dầu, từ năm 1966 đến nay. Nhưng nhà máy nước sông Đà thì không làm việc đó.
Trái lại, Nhà máy nước Sông Đà không trực tiếp lấy “nước mặt” sông Đà ở xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình, mà lấy nước thô sông Đà qua trung gian là “hồ Đầm Bài”.
Mà, hồ Đầm Bài là hồ tự nhiên, trần trụi… lấy nước từ sông Đà, qua các khe núi, suối, rạch lộ thiên, trong một lưu vực rộng lớn, không có hàng rào bảo vệ của Nhà máy nước Sông Đà và có lực lượng tuần tra canh gác chống xả thải.
Dầu tạo thành một lớp bùn quánh, đen đặc, bám vào cỏ cây ven suối. Dọc đoạn suối khoảng 2 km từ khe núi huyện Kỳ Sơn chảy về hồ chứa của nhà máy nước sạch có hàng trăm đoạn dầu bám đen như thế này.
Nước nhiễm độc từ hồ tiếp tục vào kênh dẫn của trạm bơm nhà máy nước sạch Sông Đà.
Nên, bất cứ ai đổ chất thải, chất độc gì trong phạm vi lưu vực đó, chất bẩn đó sẽ chảy về chỗ trũng là Hồ Đầm Bài, rồi về chỗ trũng hơn là Nhà máy nước “sạch” Sông Đà. Cuối cùng, chất thải, chất độc đó chảy thẳng vào chỗ trũng nhất Hà Nội là “dạ dày của người dân thủ đô”!
“Hồ Đầm Bài đó niềm tin yêu và hy vọng của nghĩa trang và mai sau!”.
44 năm đánh thắng Mỹ Ngụy, mở rộng Thủ đô mà không xây nổi một trạm bơm nước thô, với hệ thống ống nước thô dẫn về nhà máy lọc nước sạch.
Nhục!
Theo FB