Chưa ch.ết vì cúm Vũ Hán, người miền tây sẽ ch.ết vì TQ?

Tình hình của người dân ĐBS Cửu Long phải nói là đang rất khẩn cấp, bởi 17 triệu dân nơi đây đang chịu tác động biến đổi khí hậu do thượng nguồn sông Mekong bị chặn để khai thác thủy điện. Nếu tình trạng này kéo dài liệu người dân miền tây cầm cự được bao lâu nữa?

Xưa kia ĐBS Cửu Long là vùng đất trù phú, nhưng nay mảnh đất màu mỡ ngày nào đang chống chọi với nạn hạn hán và nhiễm mặn trầm trọng.

Giờ đây không còn cảnh nước lên, người dân bơi thuyền đi bắt cá lên…mà năm nay hạn khốc liệt, đầu tháng 3 các kênh rạch chằng chịt ở miền tây khô kiệt nước, nhiều con sông thấy rõ lớp phù sa ở đáy, cơ hội cho nước mặn tràn về phá tan hoang hàng chục ngàn héc ta lúa, hoa màu và cây ăn trái, hàng vạn đầm tôm. Miền Tây trù phú năm nào giờ buồn thỉu buồn thiu.

Không chỉ hạn hán, người dân còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn trầm trọng. Điển hình là người dân tỉnh Bến Tre, họ phải bỏ ra một số tiền rất lớn 150.000-200.000 đồng/m3 để mua nước ngọt từ các sà lan, xe bồn về sử dụng. Người dân phải mua từng can nước nhỏ để nấu ăn. Còn tắm hả? Nhà giàu mới tắm kỹ. Nhà nghèo thì tắm tráng thôi. Cả vùng Gò Công giờ khô cong cả đất, nước lợ hiếm hoi nói gì nước ngọt.

Không riêng vì Bến Tre, người dân các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh cũng chung tình trạng này. Có lẽ tình trạng này sẽ bao trùm 13 tỉnh thành trong nhiều năm tới nữa chứ không riêng một số tỉnh thành. Từ một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, sông ngòi chằng chịt cây trái trù phú, thế mà giờ phải đối mặt với nạn hạn hán nhiễm mặn thế này, ai đã đẩy ĐBSLC rơi vào thảm cảnh như hôm nay?

ĐBSCL bị tổn thương như hôm nay là do nạo vét cát dưới lòng sông, do nước biển dâng, do ô nhiễm sông rạch, còn phải kể tới những dự án sai lầm ngăn mặn phá hủy sự cân bằng hệ sinh thái mong manh của vùng châu thổ sông Mekong, nhưng nguyên nhân tác động lớn nhất là TQ xây dựng nhiều đập thủy điện khổng lồ trên thượng nguồn sông Mekong.

Tính tới năm 2020, đã có 11 con đập dòng chính khổng lồ của Trung Quốc trên khúc sông Lancang-Mekong thượng nguồn; có thêm hai con đập dòng chính của Lào (Xayaburi và Don Sahong) đã hoạt động từ 2019. Dự án Luang Prabang 1460 MW, sẽ là con đập dòng chính lớn nhất trên sông Mekong của Lào. Theo New York Times ngày 15-2-2020, hơn 10 con đập trong kế hoạch nằm rải rác hạ lưu Mekong cùng hàng trăm con đập khác tại các phụ lưu đang bóp nghẹt đường sống của 60 triệu người, trong đó có 20 triệu cư dân miền Tây.

Hiện người dân hạ nguồn sông Mekong đối diện với tình trạng hạn hán, nhưng khi các nhà máy thủy điện ở hạ Lào và Campuchia hoàn tất, thì vựa lúa của cả nước chắc chắn sẽ biến thành sa mạc. Đến lúc đấy người dân miền Tây sẽ phải làm gì để sinh sống?

Đập thuỷ điện Trung Quốc chậm xả nước, Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn nghiêm trọng
Giờ đây với người miền tây nước sạch quí như vàng. Người nông dân vô lo vô nghĩ ngày nào, nay từng ngày phải cháy ruột cháy gan khi cánh đồng khô quắc vì hạn hán. Có lẽ những giọt nước mắt sẽ chảy mãi cho đến khi không còn nước mắt để mà khóc. Thật tội cho người dân miền Tây chất phác. Tương lai thật mờ mịt và vô định.

Giờ việc cấp thiết nhất lúc này là tìm ra giải pháp để cứu hàng chục triệu người dân miền Tây. Đối phó với dịch là quan trọng nhưng không vì thế mà bỏ quên chuyện đối phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. Hãy cứu lấy 20 triệu dân miền Tây.

Bão lữa