Chỉ có não trạng đen tối mới coi khen thưởng là “mừng công trên nỗi đau”

Giữa lúc dư luận đang phẫn nộ, lên án hành vi cưỡng h iếp, gi ết h ại nữ sinh giao gà ngày 30 Tết Kỷ Hợi thì báo Thanh niên, Tuổi trẻ cùng nhiều cái tên như Bạch Cúc, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Lê Văn Dũng, Đỗ Hoàng Diệu, Lê Hoài Anh, Đỗ Cao Cường, Đỗ Việt Khoa, Hoa Mai,… lại hùa vào “châm dầu vào lửa” chỉ trích ngành Công an phá án chậm, không xứng đáng nhận thưởng. Thậm chí, Nguyễn Văn Đài còn mạnh miệng công kích: “Công an khao thưởng, mừng công trên đau khổ của gia đình thiếu nữ bị cướp, hiếp, giết”. Liệu điều này có đúng bản chất sự việc?

Đầu tiên, tôi không ủng hộ việc Công an tỉnh Điện Biên tổ chức khen thưởng rình rang cho các tập thể, cá nhân tham gia điều tra và bắt giữ các nghi phạm vụ nữ sinh giao gà bị giết hại, để rồi vô tình để báo chí lợi dụng giật tít câu view, lôi kéo dư luận, trục lợi. Đáng buồn hơn có tờ báo còn khiến người nhà nạn nhân đau lòng hơn khi sản xuất bài viết có tiêu đề “Nghi phạm sát hại nữ sinh đi giao gà chiều 30 Tết là người sống không có lỗi với ai bao giờ”. Đấy sự kiện khen thưởng chỉ diễn ra trong 1-2 tiếng đồng hồ, vài ba tấm ảnh nhưng lại có hàng trăm tờ báo soi mói, đi vào tiểu tiết viết nhặng cả lên, khiến sự việc càng trở nên rình rang và làm dư luận dậy sóng. Trong khi, khen thưởng vẫn là việc cần làm và hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực phá án của các chiến sỹ công an tỉnh Điện Biên. Vì sao tôi nói như vậy? Bởi chỉ khi đặt mình vào hoàn cảnh phá án trong những ngày cận Tết mới hiểu được sự cố gắng của họ. Thử hỏi chính bản thân chúng ta, có ai muốn làm việc ngày 30 Tết nữa không? Trong lúc người người nhà nhà lũ lượt trở về quê nhà, sắm sửa, chuẩn bị Tết, quây quần bên mâm cơm sum họp thì họ phải tất tưởi tìm manh mối thâu đêm suốt sáng, theo tôi được biết thì họ còn phải tổ chức rà soát hơn 1000 người, vượt núi rừng Điện Biên để tìm ra dấu vết hung thủ. Họ buộc phải bỏ cái Tết để tìm ra nạn nhân, hung thủ, chân tướng sự việc, lấy lại công lý cho gia đình cô gái và xã hội. Đó chưa kể những rủi ro nguy hiểm phải đối mặt với những nghi phạm nghiện ma túy, có tiền án hình sự. Chẳng lẽ sự hy sinh đó không đáng được biểu dương, công nhận? Ngay cả những ngày lễ Tết còn được thưởng theo Luật lao động Việt Nam, huống hồ trong những trường hợp như thế này.

Lực lượng chức năng của Công an tỉnh Điện Biên khám nghiệm hiện trường

Thế nên, tôi nghĩ việc khen thưởng ở đây chỉ mang ý nghĩa động viên khích lệ lực lượng phá án, biểu dương sự hy sinh quên mình của họ vì nhiệm vụ, không phải là “khao thưởng, mừng công trên đau khổ của gia đình thiếu nữ bị cướp, hiếp, giết” như Nguyễn Văn Đài la làng. Đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, xin ông Đài đừng lợi dụng vì mục đích cá nhân của mình. Nói như ông thì sau mỗi lần Công an phá được các vụ án trọng điểm phức tạp như giết người hàng loạt ở tỉnh Bình Phước, Bắc Giang, Nghệ An,… và được khen thưởng động viên cũng là mừng công trên nỗi đau của gia đình nạn nhân? Sao ông không nói cảnh sát phá án được khen thưởng ở các quốc gia khác là “mừng công trên đau khổ của người khác”? Cách đây 3 năm, cảnh sát trưởng Thái Lan cũng đã từng thưởng 83.000 USD cho điều tra viên bắt được tội phạm thực hiện trực tiếp vụ đánh bom đẫm máu xảy ra vào ngày 17/8 của nước này. Chẳng lẽ, cảnh sát Thái Lan khen thưởng cũng là “mừng công trên nỗi đau” của người nhà 20 nạn nhân đã thiệt mạng? Nguyễn Văn Đài cho rằng các chiến sỹ Điện Biên không xứng đáng được khen thưởng vì nạn nhân đã tử vong nhưng nếu họ không triệt phá vụ án thì sẽ còn biết bao nhiêu người trở thành nạn nhân tiếp theo của 5 nghi phạm trên? Ông Đài trả lời được câu hỏi đó đi đã rồi hẵng bàn đến chuyện đáng hay không đáng được khen thưởng.

Khám nghiệm hiện trường tại nhà Bùi Văn Công

Riêng việc Nguyễn Văn Đài lợi dụng sự việc này để giở trò “đục nước béo cò” bẩn thỉu đã nói lên phần nào bản chất lưu manh trong con người của ông ta. Bất chợt tôi nhớ đến câu chuyện ngài Tô Đông Pha ngồi đàm đạo cùng ngài Phật Ấn. Cả hai bên cùng hỏi đối phương một câu: “Ngài trông tôi ngồi giống gì”? Nếu như ngài Phật Ấn trả lời “ngài ngồi giống Phật” thì ngài Tô Đông Pha lại bảo “ngài Phật Ấn ngồi như bãi cứt trâu”. Xong ngài Tô Đông Pha đắc trí cười ha hả, đi khoe khắp nơi vì mình chơi khăm được ngài Phật Ấn một vố nhưng những ai hiểu đạo đều thấu rằng: Tâm ngài Phật Ấn là Phật nên nhìn đâu cũng thấy Phật, còn tâm của ngài Tô Đông Pha toàn dơ uế nên chỉ nhìn thấy đồ dơ uế mà thôi. Có lẽ trường hợp của Nguyễn Văn Đài cũng chẳng khác gì ngài Tô Đông Pha? Với cái tâm dơ uế thì dù bất cứ tổ chức hay cá nhân nào có nỗ lực cống hiến, hy sinh, giữ gìn bình yên cho đất nước này bao nhiêu thì cũng bị Nguyễn Văn Đài (với não trạng bãi cứt trâu) đều cho là “mừng trên nỗi đau của người khác” mà thôi.

Tôi muốn nhắn nhủ vài lời với Nguyễn Văn Đài: Hãy ngừng ngay việc nhân danh những điều tử tế để trình bày góc nhìn thiển cận, hẹp hòi và đầy ác cảm của mình. Sống ở trời Âu thì bớt khẩu nghiệp, lo tu tâm dưỡng tính, làm ăn, sao cứ thích vẽ chuyện làm trò nhảm nhí. Ở đời, không ai ưa cái thể loại đã không làm được trò trống gì lại ưa xỏ mũi, đâm thọt như kiểu ta đây là người sống có “tâm” lắm vậy!

Hữu Thắng