Báo Tiền Phong bẫy độc giả, cố tình dựa luật cũ viết bài hòng thỏa mãn cơn khát câu view?

Không phải ngẫu nhiên báo Tiền Phong đưa ra bài viết có tựa “Bộ trưởng Tô Lâm nói về việc lực lượng công an giữ lại 70% tiền xử phạt”. Trước đó, trên mạng xã hội đã có tài khoản chia sẻ rầm rộ về vấn đề này, gây ra một cuộc bàn tán xôn xao trên không gian mạng. Nếu là tờ báo lớn, có tâm, có tầm, có hiểu biết ắt sẽ nhận biết đâu là “nội dung câu view”, đâu là sự thật, tiếc là phóng viên lẫn cả ban biên tập của báo Tiền Phong đều chỉ là kẻ “kiến thức thì có hạn mà thủ đoạn thì vô biên”.

Tiền Phong đăng tin đính chính về vụ việc

Không hiểu ban biên tập của báo Tiền Phong ăn lương để làm gì mà đến kiến thức căn bản thông thường cũng không có. Một bài viết ở đoạn đầu thì nói “Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, tài xế sử dụng rượu, bia có thể xử phạt lên tới 40 triệu đồng và lực lượng công an sẽ giữ lại 70% số tiền này dựa căn cứ Thông tư 89 của Bộ Tài chính”, phía dưới lại nói “Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tất cả số tiền lực lượng công an xử phạt đều nộp về Ngân sách Nhà nước”. Nội dung mâu thuẫn như vậy mà cũng không phát hiện ra là sao ta?

Chưa hết, báo Tiền Phong nói “Trao đổi qua điện thoại với Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tất cả số tiền lực lượng công an xử phạt đều nộp về Ngân sách Nhà nước”. Vậy nội dung ở đầu bài viết cho biết “lực lượng công an sẽ giữ lại 70% số tiền này dựa căn cứ Thông tư 89 của Bộ Tài chính. Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, việc này được thực hiện theo quy định của luật pháp” là do Tiền Phong tự biên tự diễn, tự nói dùm Bộ trưởng?

Đúng là từng có Thông tư 89/2007 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa, trong đó có nội dung: “Trích 70% cho lực lượng Công an tham gia giữ gìn TTATGT”. Nhưng Thông tư đó đã hết hiệu lược từ tháng 12/2013. Theo Thông tư số 153/2013 của Bộ Tài chính, tại khoản 5 Điều 4 nêu: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước…”.

“Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước…”

Tức là Bộ trưởng Tô Lâm có thực hiện theo quy định của luật pháp nhưng không phải là theo Thông tư 89/2007 mà là Thông tư 153/2013 của Bộ Tài chính: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước…”. Vậy Tiền Phong cố tình nói sai, hiểu sai luật hay cố tình đánh bẫy độc giả?

Cách đưa tin của Tiền Phong đã khẳng định họ cố tình đưa độc giả vào bẫy. Ở trên là móc một quy định pháp luật đã cũ, hết hiệu lực để thu hút người đọc tập trung vào điều đó mà lơ là với câu trả lời thật sự của Bộ trưởng Tô Lâm. Một kiểu đánh lừa hết sức tinh vi mà bản thân người viết không nghĩ rằng chỉ tác giả mà cả Ban biên tập báo Tiền Phong đã cố tình.

Tiền Phong cho rằng do “sơ suất của tác giả”. Sao có thể đổ lỗi cho một cá nhân khi “sản phẩm” của họ thể hiện uy tín, danh dự, trình độ của cả một tòa soạn báo? Tác giả sơ suất, vậy ban biên tập có sơ suất không? Hay Ban Biên tập cũng cố tình hùa theo, đẩy người đọc vào âm mưu của mình?

Cái quan trọng là Tiền Phong sẽ nhận được gì sau bài viết có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và làm sai lệch nhận thức của người dân về hình ảnh người chi ê’n sĩ công an?

Việc Tiền Phong đăng một bài viết ngay sau status câu view có thể hiểu là đang đi hùa theo đám đông để thỏa mãn cơn khát “chém gió” của các “chi ê’n sĩ bàn phím”. Điều mà rất nhiều tờ báo lá cải đã và đang làm. Tiền Phong không nhẽ lại làm một điều “nhỏ nhen” như vậy “chỉ vì đam mê” hay “chỉ vì kiếm view, kiếm tiền”, hay đằng sau là cả một “thuyết âm mưu chính trị sâu xa”?

Thiết nghĩ chỉ đính chính thôi không đủ, cần có một hình thức phạt thật nghiêm đối với những tờ báo có số lượng lớn người đọc, nhưng lại coi thường độc giả, cố tình xuyên tạc làm ảnh hưởng không chỉ cá nhân ông Tô Lâm mà cả số lượng lớn chi ê’n sĩ công an tâm huyết khác.

Cát Linh