Ai muốn Thứ trưởng Lê Hải An ra đi mãi mãi?
Xung quanh cái c.h ế.t đột ngột của Thứ trưởng Lê Hải An, khiến dư luận hoài nghi cái có kẻ m ư.u s á.t bởi ông là một người tài và có nhiều quyết định đụng chạm tới một số nhóm lợi ích. Như vậy, sau cái chết của ông ai sẽ là người hưởng lợi?
Theo những gì báo chí đăng tải thì Thứ trưởng Lê Hải An “bị ngã” từ tầng 8 tử vong ngay tại chỗ. Theo nhân chứng Lê Viết Khuyến – cựu Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo Dục Đại học cho biết: “sau khi ăn sáng xong, ông An phải đi qua một hành lang để đến phòng họp, hành lang này có một thanh gỗ chắn ngang. Ông Khuyến cho rằng có thể ông An vừa đi vừa suy nghĩ nên vấp phải thanh gỗ chắn, té nhào qua lan can tầng lầu. Vì ông An cao mà lan can này lại thấp khoảng 70 cm nên ông té ra ngoài và rơi xuống đất tử vong“.
Khi cơ quan chức năng chưa công bố nguyên do cái chết của ông Thứ trưởng, nhưng ông Khuyến lại nhanh chóng nhảy ra thay mặt công an điều tra, kết luận đây chỉ là một tai nạn. Nó khiến người ta phải đặt câu hỏi về vai trò thực sự của ông cựu Phó Vụ Trưởng Lê Viết Khuyến trong “tai nạn” này? Nhiều người tự hỏi, sau cái ch ết của ông Thứ trưởng, ai sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất?
Thứ nhất Bộ trưởng đương nhiệm. Một số người cho rằng “Bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo ông Phùng Xuân Nhạ là người hưởng lợi nhiều nhất, bởi ông An đang được cơ cấu lên Bộ trưởng thay ông Nhạ, nếu ông An ch ết thì cái ghế ông Nhạ không còn lung lay“. Nhưng xin thưa ông Nhạ chẳng được lợi lọc gì, mà còn phải gánh hậu quả nặng nề nhất. Ông Nhạ đã tại vị 2 nhiệm kỳ, giờ cũng đã đến tuổi về hưu như Bộ trưởng Tiến. Ông Nhạ có tranh giành đấu đá thì ông cũng chẳng được ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa. Không được lợi lọc gì nhưng hiện ông phải gánh trên vai búa rìu dư luận, bởi người ta đồn đoán “ông đang triệt hạ đối thủ”. Thật khổ cho ông.
Thứ hai, nhóm người bị ông An quyết định kỷ luật. Điều này có khả năng xảy ra rất cao, bởi những người bị ông An kỷ luật toàn công thần. Có lẽ do biết sẽ đụng chạm đến nhóm lợi ích đứng sau các công thần này, nên Bộ trưởng Nhạ đã hủy ngay quyết định kỷ luật 13 người liên quan đến sai phạm thi cử của Thứ trưởng An. Nhưng cuối cùng chắc không cứu vãn được gì, nên mới xảy ra th ảm cả nh ngày hôm nay.
Cuối là những nhóm lợi ích về sách giáo khoa lâu nay đã thao túng thị trường sách vở, để hưởng lợi bất chấp sự suy sụp về kiến thức tổng quát của học sinh. Bởi ông An có giấc mơ về một nền giáo dục đại học đổi mới cho đất nước. Liệu cái dự án thay đổi nền giáo dục của ông có đụng chạm đến nhóm lợi ích này chăng? Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018 Lê Đình Hiếu (sáng lập Học viện G.A.P) chia sẻ: “Khi nghe tin anh mất, cả dự án của tôi chùng xuống, nghẹn lời, và chậm lại một nhịp. Phần tôi, sẽ tiếp tục con đường tử tế mà anh theo đuổi: Cải tổ và xây dựng lại một nền giáo dục đại học xuất sắc cho đất nước.”. Hy vọng di sản của Thứ trưởng được thành công mỹ mãn.
Từ những giả thuyết trên, liệu có phải kẻ hưởng lợi sau cái chết của ông Lê Hải An là các phe nhóm trong Bộ Giáo Dục, vì họ cảm thấy không còn được hưởng lợi nên, họ triệt hạ Thứ Trưởng An bằng cái ch ết để sau này khỏi phải gặp khó khăn?
Tóm lại cái chết của ông An là một cái ch ết mờ ám, cần phải điều tra làm sáng tỏa nguyên nhân cái ch ết. Không nên vội vàng đi hỏa táng khi chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng. Vội vàng hỏa táng như thế khiến người ta không khỏi nghi ngờ, “hỏa táng để phi tang chứng cứ”.
(Khánh Lâm)