VPBank – Ngân hàng thuê XHĐ đòi nợ, dân chỉ có nước “sống không bằng ch.ế.t”

VPBank – Ngân hàng đứng sau FE Credit và nhiều App cho vay nặng lãi khác đang giết chết từng người khó khăn, từng gia đình khó khăn ở Việt Nam. Một ngân hàng mà nguồn hưởng thụ dựa vào cho vay tiêu dùng, lãi suất c.ắ.t cổ và đòi nợ kiểu XHĐ: “Tiền là máu, đ… trả tiền thì trả bằng máu” thì dân nghèo chỉ có nước “sống không bằng chết”.

VPBank mới bị cư dân mạng bóc phốt dùng xã hội đen đòi nợ, đó mới là chỉ một trong hàng hàng trăm, hàng ngàn khách hàng bị dằn mặt kiểu xã hội đen như thế này, khi vay tiền của công ty FE Credit – công ty con của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank. Ai đã từng lỡ dính vào sẽ quen với cảnh đòi nợ sặc mùi đe dọa, máu me: “Tiền là máu, đ… trả tiền thì trả bằng máu”; “Trong ngày hôm nay chúng tao sẽ ghé thăm tất cả thành viên trong gia đình mày”: “Đứng dậy khỏi xe lăn đi rồi nói chuyện. Chán thở thì bố mày cho cả nhà cụ ngừng thở luôn”…

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của FE Credit cho biết, công ty này đạt lợi nhuận trước thuế 2.131 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. FE Credit đóng góp 49% cho lãi hợp nhất trước thuế của VPBank, (năm 2018 đóng góp 45%).

Đây là lý do vì sao FE Credit được ví là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngân hàng này. Và đó cũng là lý do tại sao Ngân hàng mẹ VPBank không có bất cứ động thái nào với cách thức kinh doanh kiểu giang hồ, chợ búa như FE Credit.

Thậm chí, khi báo chí đặt câu hỏi về những nguy cơ rủi ro khi VPBank tiếp tục “bật đèn xanh” cho FE Credit cho vay, đòi nợ kiểu xã hội đen như vậy, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank còn thừa nhận, đó là sự lựa chọn của VPBank: Chấp nhận rủi ro cao để lấy lợi nhuận cao!

Không chỉ FE Credit dùng xã hội đen để đòi nợ, ngay chính VPBank mới đây còn bị tố cáo hành vi tương tự. Khi khách hàng vay 31 triệu đồng, đã trả còn lại 25 triệu thì mất khả năng trả nợ, VPBank liền cho phát tờ rơi đầy đường kèm tin đe doạ, lãi lúc này đã lên 60 triệu. Nếu khách hàng có khả năng trả nợ mà chây ì không nói, đằng này người vay đã mất khả năng lao động và vẫn mong là có cách giải quyết, thương lượng ổn thoả với phía ngân hàng. Thế nhưng, vì món nợ có 25 triệu, VPBank vẫn quyết đòi bằng được bất chấp tính mạng con người, bôi nhọ uy tín người khác.

Đơn thư của khách hàng đã từng bay tới tấp tới Cục Quản lý Cạnh tranh, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước và rất nhiều cơ quan báo chí. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, thông tin đăng trên báo chí cũng rất dè dặt. Và FE Credit cũng như VPBank đến nay vẫn ngông cuồng đòi lấy “máu” người vay tiền.

Không chỉ vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng là một vấn đề. Tại hội thảo “Phát triển tài chính tiêu dùng – đẩy lùi tín dụng đen” tổ chức ngày hồi tháng 3 /2019, Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty luật Basico cho biết, có những ngân hàng thông qua khối tín dụng tiêu dùng đã cho vay tiêu dùng với lãi suất lên tới 70-75%/năm. Mức lãi suất này không thua gì lãi suất cầm đồ, tín dụng đen.

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của VPBank, ngân hàng này đạt thu nhập 16.832 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4.343 tỷ đồng. Trong đó nêu rõ: Thu nhập từ lãi thuần vẫn là nguồn doanh thu chính của ngân hàng hợp nhất trong 6 tháng đầu năm, đạt 14.451 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng thu nhập lãi thuần đã là 14.451 tỷ đủ hiểu VPBank ăn lời cắt cổ cỡ nào? Vậy mà dân nợ có 25 triệu lại đòi trả nợ bằng máu, phải chăng phải tàn nhẫn, máu lạnh, độc ác mới làm nên con số lợi nhuận khủng?

Nổi tiếng là “vu khống, làm nhục người khác, cho vay cắt cổ, đòi nợ kiểu xã hội đen”, tại sao VPBank vẫn có thể đứng vững trên thị trường? Đó là câu hỏi đòi hỏi các cơ quan chức năng lập tức trả lời.

Đ. Q.