Tướng Nguyễn Cao Kỳ xử kẻ đầu cơ tăng giá gạo tuyệt đỉnh, áp dụng cách này nhà thuốc sẽ không dám tăng giá khẩu trang!
Sau Tết 1966, ở Sài Gòn giá gạo đang từ 5,5 đồng/kg bỗng tăng lên 6 đồng rồi 7 đồng do một số kẻ thao túng. Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã triệu tập 7 người Hoa đứng đầu ngành mua bán lúa gạo tại miền Nam đến văn phòng. Ông yêu cầu mỗi người ghi tên mình vào một mảnh giấy, bỏ vào một cái hộp rồi cho biết trong vòng một tuần nếu giá gạo không xuống, họ sẽ phải trở lại văn phòng ông để bốc thăm. Bốc trúng tên ai, ông sẽ ra lệnh xử bắn người đó.
Thế nhưng chuyện “bốc thăm” nếu có thì cũng chỉ là động tác giả của tướng Kỳ nhằm “rung cây nhát khỉ” bởi lẽ trước khi quyết định xử bắn Tạ Vinh, “Tướng râu kẽm” đã có kết luận chính xác về các hành vi phạm tội của “xì thẩu” này. Tuy nhiên, tin vào thế lực của mình, những ông “vua không ngai” không những không hạ giá gạo, mà còn tăng lên 7,5 đồng/kg.
Vợ Tạ Vinh lao qua hàng rào kẽm gai để mong được gặp chồng.
Ngay sau khi cái tin Tạ Vinh bị bắt loan ra, các “xì thẩu” người Hoa Chợ Lớn mới hiểu rằng mình đang đùa với lửa. Nhất là ngày 6/3/1966, Tòa án Quân sự mặt trận Vùng 3 chiến thuật mở phiên xét xử chớp nhoáng rồi kết án tử hình Tạ Vinh mà không hề có luật sư biện hộ thì các ông “vua không ngai” ai nấy đều nơm nớp sợ đến lượt mình.
Lập tức, 5 người đứng đầu 5 bang hội người Hoa tổ chức họp khẩn cấp và biện pháp chữa cháy đầu tiên là phải hạ ngay giá gạo. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau buổi họp, gạo đang từ 7,5 đồng/kg xuống còn 4 đồng! Mặt khác, họ tìm cách “chạy” cho Tạ Vinh thoát khỏi pháp trường cát.
Dù hội Tam Hoàng đã vào cuộc gây sức ép đòi dẫn độ về Đài Loan, tướng Kỳ thẳng thừng từ chối. Ông tuyên bố dứt khoát rằng Tạ Vinh phạm tội tại Việt Nam thì luật pháp Việt Nam sẽ xử, và xử ngay theo luật thời chiến chứ không chần chừ theo yêu cầu của nhiều thế lực…
5 giờ ngày 14/3/1966, Tạ Vinh, Giám đốc Công ty Xuất nhập cảng Sui Hing, bị giải ra pháp trường cát vì các tội lũng đoạn nền kinh tế, đầu cơ tích trữ, chuyển ngân bất hợp pháp và hối lộ. Năm ấy ông ta vừa tròn 34 tuổi.
Đúng 5 giờ 30 phút, đội hành quyết gồm 10 người lính theo lệnh của viên chỉ huy đồng loạt bắn vào ngực Tạ Vinh. Thân hình ông ta nảy lên, co giật nhưng thay vì khuỵu xuống, Tạ Vinh vẫn đứng vững. Đến khi viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết bắn phát súng ân huệ vào thái dương thì ông ta mới chết hẳn, máu đỏ chảy thành dòng trên chiếc sơ mi trắng..
Rất nhanh chóng, xác Tạ Vinh được tháo ra khỏi cột và được đưa lên một chiếc xe có dấu chữ thập đỏ. Sau đó, xe chạy về Bệnh viện Triều Châu (nay là Bệnh viện An Bình) rồi giao cho gia đình ông ta mai táng.
Nguồn: CAND