Trước ông An, ông Lê Vũ Hùng cũng từng ch.ết bất thường khi đương chức Thứ trưởng Bộ GD
Trước thứ trưởng An, thứ trưởng Lê Vũ Hùng (người Đồng Tháp) cũng đ.ột t.ử tại Hà Nội khi mới 51 tuổi.
Ông Hùng làm giám đốc Sở GDĐT Đồng Tháp khi mới 36 tuổi, và đủ giỏi để 46 tuổi ra thẳng trung ương làm thứ trưởng. Ông làm được 5 năm thì mất (2003), lý do được cho là suy thận.
Lê Vũ Hùng sinh ngày 21 tháng 12 năm 1952 tại xã Nhơn Ái, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (ngày nay thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ) trong một gia đình cán bộ kháng chiến chống Pháp. Trước năm 1975, là một thanh niên cần cù, hiếu học, ông đã vượt mọi khó khăn, học tập và trở thành một nhà giáo.
Hoạt động trong ngành giáo dục
Từ năm 1988 đến 1997, ông được bổ nhiệm là Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp (bổ nhiệm khi chỉ mới 36 tuổi – Giám đốc Sở trẻ nhất nước lúc bấy giờ). Trong thời gian này ông còn là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 4, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Tỉnh ủy viên khóa V, Bí thư Ban cán sự Đảng Sở Giáo dục và Đào tạo.
Năm 1998, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trở thành một cán bộ lãnh đạo chủ chốt của ngành, ông tham gia quản lý nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy khối cơ quan Khoa giáo Trung ương, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia thanh niên Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Thể dục – Thể thao, Chủ tịch Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam…
Ông mất ngày 27-05-2003 tại Hà Nội sau một cơn đau đột ngột, BV Hữu Nghị HN chẩn đoán do suy thận cấp. Ông được an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiệu trưởng trường Đại học Đồng Tháp từng viết về ông:
Đối với chúng tôi, anh Hai Hùng tuy là một cán bộ quản lí cấp cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng anh lại là chổ thân tình, quen biết. Anh là người hầu như xa lạ, thậm chí đối lập với những quan cách, bề trên. Bao nhiêu năm sống và hoạt động trong ngành Giáo dục ở Đồng Tháp rồi khi chuyển ra công tác ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, lúc nào anh cũng dành cho chúng tôi những tình cảm thật chân thành, nồng hậu.
Anh nói chậm rãi, cặn kẽ và tỉ mỉ. Mọi vấn đề anh đề cập đều rất cụ thể, sáng rõ, rành mạch. Anh trình bày cả những dự định, những ý tưởng mới mẻ về chủ trương phát triển giáo dục của ngành, của địa phương, của ngôi trường Đại học ở Đồng Tháp mà anh dành nhiều tâm huyết. Có nhiều ý tưởng của anh mà tôi cho là có nhiều kiến giải sáng tạo, rất thực tiễn, rất khả thi.
Có một điều thế này, nhiều người biết anh là con người của công việc, say mê với công việc nhưng ít ai biết được rằng nhiều khi trong lúc làm việc, anh phải nén đau do căn bệnh quái ác hành hạ. Con người anh là vậy. Sống hết mình vì mọi người, vẹn toàn sau trước nhưng lại sợ mọi người lo lắng vì mình. Tôi còn nhớ như in cái bắt tay xiết chặt và nụ cười, giọng nói khi anh tiễn chúng tôi ra xe. Tôi cũng không thể hình dung nổi đấy là lần cuối tôi được gặp anh. Vậy mà, khoảng 6 giờ sáng ngày 27-5, tức một tuần sau khi tôi từ biệt anh Hai để trở vào Nam, tôi nhận được cú điện thoại từ anh Trần Quốc Toàn – Trưởng phòng phóng viên của Báo Giáo dục và Thời đại – nhờ tôi kiểm chứng nguồn tin anh Hai Hùng mất.. Thật bất ngờ, ngỡ ngàng đến mức không thể nào tin nổi nhưng đó là sự thật : Anh bị đột quỵ. Tôi vội điện báo ngay cho anh Dương. Cả hai chúng tôi thật sự bị sốc. Không ngờ một người anh lớn, một người bạn lớn nhưng anh lại ra đi vội vàng, đột ngột như vậy. Tôi cũng không nhớ mình đã khóc anh như thế nào nhưng hình như nó chảy ngược vào trong thì phải, tất cả chúng tôi đều không tin nổi anh Hùng mất thật rồi sao?.
Giờ đây, khi thời gian đã làm lắng dịu những nỗi đau, tôi chợt nghĩ cuộc ra đi của anh Hai Hùng là định mệnh. Ở cái tuổi “tri thiên mệnh” của anh, anh đã dự cảm được, hay nói đúng hơn là anh đã nắm bắt nhịp điệu sống của đời mình, nắm được điềm báo trước để hôm đó anh dốc cạn những tâm tư, những ý nguyện và dự định cùng những lời nhắc nhở chúng tôi thực hiện và cụ thể hóa kế hoạch phát triển nhà trường Đại học trong tương lai. Nhân ngày giỗ đầu của anh, những dòng viết này của tôi như những nén hương lòng dâng lên tưởng nhớ linh hồn anh, linh hồn của một người khi ra đi đã để lại cả một trời yêu thương, tiếc nhớ.
Nguồn: FB Trương Châu Hữu Danh