“Vành đai và Con đường” – Sáng kiến hay bản chất chủ nghĩa đế quốc?

Đầu tiên, phải khẳng định, đó là sáng kiến có tính chiến lược mà Trung Quốc muốn từ đó để tiến đến một bước cao hơn, vĩ đại hơn: Khơi dậy chủ nghĩa bành trướng, bá quyền, chủ nghĩa đế quốc mà Hán tộc luôn rắp tâm từ lâu. Phần nào sáng kiến này đã thành công, ít nhất trên khía cạnh truyền thông, tầm ảnh hưởng thể hiện tham vọng bá quyền thời gian qua. Nhưng có vẻ như, Covid “Madeinchina” cũng chính là sự cản trở quá lớn cho chủ nghĩa bá quyền mà Trung Quốc đang ngày đêm nung nấu ấy.

Những năm qua, từ Nga đến Trung Á, từ Đông Nam Á đến Nam Á, từ Phi châu đến Nam Mỹ, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh gợi lên những kỉ niệm xấu về chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc. Năm 1904, Halford MacKinder đã đưa ra lý thuyết ai làm chủ Lục địa Á-Phi-Âu sẽ “điều khiển thế giới”. 109 năm sau, ở Astana của Kazakhstan, Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã hành động, tuyên bố mình là người đề xướng và Trung Quốc là động cơ của sự hội nhập Á-Phi-Âu. Kỷ nguyên ngoại giao Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đã bắt đầu.

Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – nhiều chuyên gia cho rằng, đây chỉ là cách vận dụng ngôn ngữ hiện đại để gọi tên một dự án sao chép lại các tuyến đường bộ và hàng hải của Con đường tơ lụa cổ đại nối Trung Quốc với châu Âu qua Nam Á và Trung Đông. Không chỉ Á Phi Âu, Tập còn muốn vươn vòi rồng sang cả Nam Mỹ, với tổng cộng khoảng 126 nước chịu ảnh hưởng, Trung Quốc có thể sẽ đạt đến đỉnh cao ở vị thế lãnh đạo toàn cầu sau nhiều thập kỷ tìm kiếm thông qua việc giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông với những vô số lợi ích kinh tế đầy hứa hẹn cho tất cả các bên.

Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản vay “ước tính” khoảng 1 nghìn tỷ đô la Mỹ cho 126 quốc gia “chiến lược” để giúp các nước này xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu quan trọng bao gồm cảng biển, sân bay, kho chứa và đường cao tốc chạy dọc theo Con đường Tơ lụa như một “chuỗi ngọc trai”. Thay vì là một “món quà cho thế giới” như Trung Quốc đã hứa hẹn, các nhà phê bình cho rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường là một món quà cho người Trung Quốc. Trên thực tế, ông Tập đã đưa sáng kiến này vào trong Hiến pháp Trung Quốc tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 năm 2017. Sáng kiến Vành đai và Con đường ra đời không nhằm mục đích bổ sung cho các tổ chức phát triển quốc tế và ngân hàng đa phương hiện thời mà là một giải pháp thay thế dành cho các nước đang phát triển.

Đại dịch khiến hàng loạt quốc gia trong dự án Vành đai và Con đường do Trung Quốc khởi xướng khó trả khối nợ khổng lồ.

Trong những năm đầu, Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong việc gieo hạt giống phát triển dọc theo Con đường tơ lụa. Tuy nhiên, việc từ bỏ các thực tiễn phát triển “được chấp nhận” rộng rãi đã được đúc kết qua nhiều thập kỷ trong trật tự toàn cầu, cuối cùng đã làm hỏng mô hình thay thế của Trung Quốc. Mô hình này có vẻ chững lại khi các khoản đầu tư thất bại và các nước tham gia bắt đầu rút khỏi chương trình, trong đó nhiều nước ở châu Phi, Trung Nam Á là đau đầu nhất. Thế nhưng bất chấp điều đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh trước Covid.

Nhưng với sự xuất hiện của hơn 100 ca Covid mới trong cộng đồng khiến những ngày qua Bắc Kinh thêm lo sợ, và sau 4 tháng đầu năm 2020 Trung Quốc tăng trưởng âm, thì sáng kiến Vành đai và Con đường vốn đang chao đảo lại càng chuyển hướng xấu hơn, có khả năng làm xói mòn những thành quả mà Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được. Nước này hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về đường lối ứng phó trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Những khiếm khuyết cơ bản nào của Sáng kiến Vành đai và Con đường đã khiến ảnh hưởng của đại dịch trở nên tồi tệ? Trung Quốc sẽ chọn con đường nào để khôi phục động lực của mình: “tăng cường hơn nữa” sáng kiến này trong đại dịch hay thiết kế lại để đưa sáng kiến này tiệm cận hơn với các thông lệ toàn cầu đang thịnh hành? Các tổ chức đa phương, các nước đang phát triển, EU và Mỹ sẽ phản ứng thế nào? Chỉ có Trung Quốc mới biết họ sẽ chọn con đường nào, và còn quá sớm để đánh giá sự lựa chọn của họ là gì. Nhưng dù là gì đi nữa, sinh kế của người dân ở nhiều quốc gia đang phát triển và đã phát triển cũng đang bị đe doạ. Khi thiết lập Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc không hề cố gắng che đậy việc nước này nhìn trật tự tự do toàn cầu bằng nửa con mắt. Trung Quốc giao dịch và đầu tư chỉ để làm lợi cho quốc gia. Và Trung Quốc từ chối chấp nhận bất kỳ tổn thất nào.

Khi sáng kiến này cung cấp một khoản vay thì các dự án thụ hưởng phải sử dụng lao động, vật liệu, dịch vụ vận chuyển và chuyên môn kỹ thuật của Trung Quốc. Quốc gia vay nợ không thấy lợi ích nào từ việc xây dựng này. Ngoài ra, Trung Quốc còn o bế quốc gia vay nợ, ép họ phải tham gia vào chuỗi cung ứng và thị trường của mình khiến các nước này phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Trước đại dịch, nhiều quốc gia đã trở nên bất mãn với những thỏa thuận họ đã ký kết trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, những thoả thuận mà chính họ cũng thấy là quá hoàn hảo để có thể tin là thật.

Tạp chí Forbes gọi đây là “Con đường rắc rối toàn cầu”. Một số quốc gia rơi vào nợ nần chồng chất khiến triển vọng phát triển ngày càng tăm tối. Những nước khác chỉ nhận ra rằng họ đã mất quyền kiểm soát các dự án của mình sang tay Trung Quốc khi rơi vào tình thế không thể trả được nợ mới. Sri Lanka đã trở thành “một điển hình” cho “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc. Kế hoạch của Trung Quốc là xây dựng cảng biển nước sâu, sân bay, sân vận động thể thao, trung tâm hội nghị và hệ thống đường bộ ở Hambantota. Sau đó Sri Lanka vỡ nợ. Giờ đây, Trung Quốc nắm giữ 77% cổ phần của dự án trong thời gian 99 năm. Dân cư địa phương đã phản đối dự án này trong một thời gian dài bởi họ không thấy có lợi ích gì mang lại cho người dân trong vùng. Người Kazakhstan đã xuống đường để phản đối ảnh hưởng của Trung Quốc tại đất nước họ. Ở các quốc gia khác như Malaysia và Thái Lan, một số dự án đang bị thu hẹp quy mô và được đàm phán lại.

Thiếu cơ chế minh bạch và trách nhiệm giải trình, tham nhũng tràn lan, đặc biệt là hối lộ, chưa kể đến sự thiếu hiệu quả vì trì hoãn, trình độ nhân công thấp, quy trình mua sắm đấu thầu và chủ nghĩa thiên vị nhóm là những vấn đề gặp phải của các dự án này. Tạp chí Phố Wall đã có bài nói rằng Trung Quốc đã cố gắng giúp chính phủ Malaysia trước đây che giấu 20 tỷ đô la tiền gian lận bằng cách đề nghị cứu trợ Quỹ phát triển 1MDB. Nguyên cố vấn Chính phủ Mỹ và Giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua Paul Haenle tóm tắt nội dung chỉ trích: “Một số người tin rằng Trung Quốc đang thực hiện “ngoại giao bẫy nợ” thông qua BRI, khiến các nước đang phát triển phải phụ thuộc vào các khoản nợ và sau đó chuyển sự phụ thuộc đó thành ảnh hưởng địa chính trị”.

Haelen giải thích: “Những lo ngại đặc biệt xung quanh các hành động của Trung Quốc ở Sri Lanka, Pakistan và Malaysia đang là trọng tâm của các cuộc tranh luận về bẫy nợ. Trung Quốc giành được quyền điều hành 99 năm cảng Hambantota ở phía Nam Sri Lanka sau khi chi phí cho dự án đã tăng vượt khỏi tầm kiểm soát buộc Colombo phải từ bỏ quyền kiểm soát cảng để đối lấy gói cứu trợ của Trung Quốc”.

Theo Nghiencuuquocte, việc tìm kiếm giải pháp thay thế việc thanh toán khi các nước không đủ khả năng trả nợ không phải là một cách làm mới đối với Trung Quốc. Báo cáo của CDG cho biết hồi năm 2011, có tin Trung Quốc đã xóa nợ cho Tajikistan để đổi lấy 1.158 km² lãnh thổ tranh chấp. Nhưng theo Haenle, năm 2018, “luận cứ bẫy nợ đã giành được sự tin cậy hơn sau khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed đã hủy bỏ các dự án BRI trị giá 23 tỷ USD và cảnh báo đừng trở thành con mồi của ‘một phiên bản chủ nghĩa thực dân Trung Quốc”. Chiến lược của Trung Quốc “khuyến khích sự phụ thuộc bằng việc sử dụng các hợp đồng mập mờ, các thông lệ cho vay kiểu chiếm đoạt, và các thỏa thuận tham nhũng khiến các nước này mắc nợ và buộc phải cắt giảm chủ quyền, tước bỏ khả năng phát triển lâu dài và ổn định của họ”. Công luận Trung Quốc chỉ trích gay gắt khoản viện trợ và các khoản cho vay của Trung Quốc”. Trung Quốc không những không thu lại được tiền mà còn chịu sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Ngày càng có nhiều người Trung Quốc hỏi tại sao Bắc Kinh không chi số tiền này cho người nghèo ở trong nước.

Đến nay, chưa đủ để kết luận bất cứ điều gì về thành công hay thất bại của sáng kiến này bởi chuyện phía trước còn dài tập và chắc chắn Trung Quốc vẫn còn nhiều “sáng kiến” nữa mang đúng bản chất của nó. Nhưng có một điều có thể kết luận được, đó là khi ta là người Việt, ta ở cạnh gã hàng xóm to xác mấy nghìn năm qua, và còn là mãi mãi, ta luôn là người hiểu nhất bản chất nham hiểm của Hán tộc, đó là không bao giờ, bất kỳ thời điểm nào, Hán tộc quên bành trướng, bá quyền và xâm lấn, bằng mọi cách, kể cả bỉ ổi nhất. Chủ nghĩa đế quốc và bá quyền của Hán tộc là bất biến. Ta không thể bê đất của ta đi nơi khác như bê bát phở, mà ta đành phải sống chung với nó, ta phải lo cho chính ta bằng cách phát triển thịnh vượng, văn minh và giàu mạnh!!!

(Bài viết tham khảo tư liệu và ảnh của Vietnamnet và nghiencuuquocte).