Thứ trưởng ra đi đầy uẩn khúc, cũng giống số phận quyết định kỷ luật cán bộ trong đường dây chạy điểm Bộ GD mà chính ông đã ký

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, ngày 17/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An bị tai nạn ngã từ trên cao xuống tại tòa nhà trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Hà Nội. Một cái c.h.ế.t đầy khuất tất, cũng giống như việc hủy bỏ đột ngột quyết định kỷ luật 13 cán bộ trong đường dây chạy điểm vừa qua của Bộ Giáo dục.

Ông Lê Hải An sinh năm 1971 tại Hà Nội, nguyên quán tại Xuân Đan, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là kỹ sư địa vật lý tại ĐH Thăm dò Địa chất Matxcơva, CHLB Nga; thạc sĩ dầu khí tại ĐH Tổng hợp Brunei; tiến sĩ dầu khí tại ĐH Heriot – Watt, Vương quốc Anh. Ông An là con trai út của Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu, tác giả sách giáo khoa môn Toán trước đây.

Ở độ tuổi 48, vừa được bổ nhiệm chức Bí thư Đảng bộ Bộ GD-ĐT hồi tháng 02/2019, sau khi chuyển công tác từ vị trí hiệu trưởng Trường đại học Mỏ – Địa chất giữ chức thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo phụ trách bậc Giáo dục Đại học tháng 11-2018. Có thể thấy tương lai của Thứ trưởng đang cực kỳ rộng mở, mà nhân vật tiềm năng cho cái ghế Bộ trưởng Giáo dục trong kỳ Đại hội mới đây khi thông thường, người giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng thì về mặt chính quyền sẽ giữ chức Bộ trưởng, Trưởng ngành của cơ quan đó. Vậy mà Thứ trưởng ra đi khi cánh cửa tương lai đang rộng mở.

Đáng nói, sự ra đi đầy uẩn khúc của Thứ trưởng Lê Hải An diễn ra khi cuộc chiến chống t.iê.u cực thi cử tại các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La xảy ra quyết định, nhiều nhân vật cấp cao lần lượt được đưa ra hầu tòa vì cố tình, hay vô ý trở thành phụ huynh của các học sinh được nâng điểm; đồng thời có ngày càng nhiều cán bộ cấp cao liên quan đến đường dây chạy điểm với suất xem trước điểm từ 350 triệu, và suất sửa điểm có giá bét nhè cũng từ 1 tỷ đồng.

Nói như vậy để thấy quy mô khổng lồ của đường dây gian lận thi cử mà chính Thứ trưởng là người ký Thông báo số 878/TB – BGDĐT, xem xét xử lý kỷ luật 13 công chức mới hồi cuối tháng 08/2019. Và ngay sau thông báo này, Thứ trưởng nhấn mạnh: “Đây chưa phải là các công chức bị kỷ luật, mà chỉ là một bước trong quy trình xem xét kỷ luật công chức theo quy định. Hội đồng kỷ luật của Bộ GD&ĐT sẽ xem xét, đánh giá công tâm, khách quan để tư vấn cho Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định thấu tình, đạt lý.” Rõ ràng, còn rất nhiều nhân vật đứng sau cần phải điều tra làm rõ. Thứ trưởng đã răn đe và có thể chính vì thế nên đã đã trở thành cái gai cần nhổ của nhóm lợi ích?

Được biết, sau đó ít ngày, quyết định này của Thứ trưởng Lê Hải An sau đó đã bị hủy bỏ cũng đầy khuất tất như cách Thứ trưởng đã ra đi. Nhiều người đồn đoán rằng, Thứ trưởng hoàn toàn không phải bị tai nạn, bởi một người cẩn thận như thế mà té lầu thì ai mà tin. Có người còn truyền tai rằng, ngay trước khi Thứ trưởng té lầu, đã nghe một tiếng s.ú.ng vang lên.

Chưa rõ thực hư sự việc này thế nào. Nhưng một nhân tài của Bộ Giáo dục, một “người thầy” quyết tâm chống tiêu cực mạnh mẽ, chống nhóm lợi ích đã ra đi đầy uẩn khúc như thế!

Theo Tâm Bão