Phía sau những cuộc biểu tình trái phép đã có những hệ lụy đau xót
Vài năm gần đây tại Việt Nam xảy ra việc kích động tụ tập đông người để gây rối trật tự công cộng, tiến công lực lượng chức năng, phá hoại tài sản nhà nước,…đã trở thành “nghề” của một số thành phần phản động. Nhờ sự hà hơi, tiếp sức của thế lực thù địch ở nước ngoài, mà càng ngày nhóm người này càng tỏ ra ngông cuồng.
Đừng kéo mây đen về giữa trời quang
Phía sau những lời kêu gọi biểu tình chống phá nhà nước, chúng ta đã nhận được quá nhiều bài học đau xót. Những kẻ tựu nhận mình là “nhà dân chủ, người yêu nước” đang lừa bịp nhân dân, rồi những kẻ từ phương xa “đục nước béo cò” khong mang lại ánh sáng tốt đẹp mà chỉ đang kéo thêm mây đen về cuộc sống yên bình, tươi sáng.
Từ cuộc biểu tình, đập phá ở Bình Dương, Hà Tĩnh năm nào chúng ta đã thấy rõ những hệ lụy của nó. Theo Báo Quân đội nhân dân có nhiều lần đề cập tới, hệ quả của các cuộc biểu tình trái phép là hàng nghìn người mất việc, nhiều người phải ra tòa, đi tù vì nhẹ dạ cả tin, vi phạm pháp luật. Rồi tổn thất hàng nghìn tỷ đồng khi nhà nước, các dooanh nghiệp phải bồi thường co các thiệt hại từ biểu tình.
Nhà thơ Lưu Quang Vũ từng viết: “Nịnh đời dễ, chửi đời cũng dễ/Chỉ dựng xây đời là khó khăn thôi”. Để đất nước đổi mới và phát triển, chỉ có một cách tốt nhất là mỗi người hãy làm thật tốt công việc và phận sự của mình, tham gia xây dựng, quản lý đất nước và xã hội với tinh thần thượng tôn pháp luật. Không thể có sự phát triển nào từ những hành vi vô thiên vô pháp “cõng rắn cắn gà nhà”.
Lời kêu gọi “tổng biểu tình” cùng với những hành vi tán phát thông tin, kích động lôi kéo người dân chính là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải bị đẩy lùi và xử lý nghiêm minh.
Không gian mạng phải được gìn giữ, bảo vệ không để kẻ xấu lợi dụng, biến đó thành môi trường phá hoại sự yên bình của đất nước. Mỗi người dân, mỗi cư dân mạng cần kịp thời vạch trần, đấu tranh, tẩy chay và báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng những thủ đoạn lôi kéo đó.
Đối với các cơ quan pháp luật và chính quyền cơ sở, cần chủ động hơn, kiên quyết hơn để nhanh chóng phát hiện và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm; có phương án phòng ngừa, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, không để kẻ xấu thực hiện âm mưu biểu tình, gây rối và kích động phá hoại.
Cha ông đã hy sinh để lấy “hoà bình” phải quyết không để kẻ xấu phá
Ngày 2-9 hàng năm là dịp cả đất nước, cả dân tộc hân hoan, náo nức mừng đón Tết Độc lập. Là dịp nhà nhà vui chơi, đoàn tụ, nghỉ dưỡng với những ngày nghỉ dài. Họ đang được hưởng thụ những giá trị đích thực của hòa bình, tự do, độc lập mà Cách mạng Tháng Tám vĩ đại từ mùa Thu lịch sử 73 năm trước mang lại.
Lịch sử đất nước đã bước sang tảng mới với bao nhiêu đổi thay. Dẫu vẫn còn không ít khó khăn thách thức, những bất cập, hạn chế cần phải đẩy lùi, khắc phục. Thế nhưng, không thể phủ nhận niềm tự hào, giá trị thực tiễn và tinh thần to lớn của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9.
Trong những ngày mùa thu lịch sử này, thế hệ trẻ còn có dịp được nghe thế hệ cha anh mình, lớp người từ trong nô lệ đã vùng đứng lên năm xưa kể lại bao bài học phải khắc cốt ghi tâm. Đó là bài học về sự đoàn kết, bài học về chớp thời cơ cách mạng, bài học về niềm tin theo sự lãnh đạo của Đảng… Nhưng trong đó, có một bài học vô giá là bài học về sự đề cao cảnh giác, không một chút lơi lỏng để gìn giữ hòa bình, độc lập trước những lực lượng chống phá nhà nước.
Bài học sau mùa Thu 1945, khi chính quyền non trẻ lâm vào thế “ngàn cân treo sợi tóc” Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các bậc tiền bối đã tỉnh táo, cảnh giác nhưu thế nào để chèo lái đất nước? Không ít những lời có cánh lôi kéo lừa phỉnh và những bức tranh hoàn mỹ của thế lực phản động vẽ ra trong những ngày gian nan ấy. Thế nhưng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đảng viên ưu tú đã luôn giữu vững lập trường, không mất cảnh giác, không đánh mất sự độc lập, tự chủ.
Bài học năm xưa nhắc nhở chúng ta ngày hôm nay phải biết trân trọng thành quả cách mạng của cha ông. Mỗi giây phút hòa bình, độc lập ngày hôm nay đã phải đánh đổi bằng máu xương, nước mắt của biết bao thế hệ, biết bao triệu người Việt Nam yêu nước.
Chúng ta không mơ hồ, ảo tưởng để dễ dàng tin theo, nghe theo những lời dối gian, sàm bậy, dù chúng có núp dưới những cái mũ hoa hòe hoa sói lòe loẹt mang danh
tiến bộ, thức thời! Bài học nổi tiếng mà V.I.Lênin từng đúc kết: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ” vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta.
Ngợi ca về thắng lợi 30-4-1975 của Việt Nam Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nói: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của loài người” và nhấn mạnh: “Thắng lợi tuyệt diệu ở miền Nam Việt Nam sẽ mở ra một giai đoạn quan trọng mới để nhân dân Việt Nam tiến tới mục tiêu lịch sử của mình là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, thống nhất và giàu mạnh”
Trong điện mừng thắng lợi của nhân dân Việt Nam gửi ngày 30-4-1975 tới chính phủ ta, ngài Nôrôđôm Xihanuc, Quốc trưởng Vương quốc Campuchia viết: “Thắng lợi này đã biến thành hiện thực một cách hoàn mỹ nhất Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, vị anh hùng thần thoại, bất tử của Việt Nam, của nền độc lập dân tộc và thống nhất của Việt Nam”. Còn điện mừng của Hoàng thân Xuphanuvông, Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước gửi Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có đoạn viết: “Thắng lợi trên đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân dân Việt Nam xây dựng đất nước ngày một huy hoàng và nhân dân hai miền Nam Bắc được sống chung trong một tổ quốc thống nhất và không một kẻ thù nào chia sẻ được”.
Không bình luận nhiều về ý nghĩa của chiến thắng 30/4, nhưng cái mà thế hệ trẻ không bao giờ quên được đó là không gian bình yên của xã hội, bom đạn không còn rình rập với mỗi người, mỗi nhà ngày nay. Để làm đucợ điều đó, cha ông ta không chỉ có sự dung cảm, hy sinh mà còn là sự kiên định quyết đi theo chân chính, đi theo ánh sáng của Đảng, chống lại các thế lực phản động, phá hoại đất nước.
Theo tài liệu lịch sử, 7,85 triệu tấn bom đạn đã rải xuống Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, gấp 3 lần số bom đạn các nước sử dụng trong chiến tranh Thế giới thứ 2, tương đương với 250 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, Nhật Bản (bình quân mỗi người dân chịu 250kg).
Theo thống kê không chính thức, có khoảng 2 triệu dân thường thiệt mạng và trên 2 triệu người phơi nhiễm chất độc, chủ yếu là chất độc màu da cam. Đó là chưa kể trên 1 triệu liệt sĩ đã nằm xuống mà đến nay nhiều người chưa tìm thấy hài cốt, hàng triệu thương binh…
Và bên kia đại dương, trên bức tường ở Washington DC, Hoa Kỳ có một đài tưởng niệm hơn 58 ngàn binh sĩ Mỹ bị chết trong chiến tranh Việt Nam là minh chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh.
Hiện nay, biết bao nhiêu quốc gia như: Sirya, Libya, Ai Cập, Afghanistan, Pakistan và các quốc gia Trung Đông khác, từ “Mùa xuân Ả Rập” đến nội chiến triền mien còn chưa biết bao giờ chấm dứt, mới cảm nhận hết cái giá của hòa bình.
Chúng ta đã chịu đựng mấy chục năm dài như thế để đổi lấy hai tiếng “hoà bình”, lẽ nào lại lãng quên!
Những kẻ vong ơn đã vội quên quá khứ, quên công lao của những người đã ngã xuống, họ đang khuấy lại hận thù, đòi hỏi những điều không thể. Cái giá cho hòa bình của dân tộc, bình yên cho từng gia đình là quá lớn, không gì có thể đánh đổi được.
Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình, chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng đã buộc phải cầm súng để tự vệ. Chiến tranh đã đi qua, mỗi ngày được bình yên như hôm nay là gia sản quý báu mà hàng triệu con người đã hy sinh xương máu.
Phạm Minh Hà