Lắp đường ống nước TQ: Người trong ngành bảo 200 tỷ nhưng ngân sách phải trả 1.000 tỷ, số chênh lệch đi đâu?
Từ những năm gần đây, tình trạng hạn hán và ngập mặn xảy ra thường xuyên tại khu vực hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long. Hàng trăm ngàn hécta lúa, hoa màu bị ảnh hưởng. Người dân các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau… thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Thế nhưng, một nhà máy xử lý nước lợ thành nước ngọt ở Cần Giờ, Tp HCM lại bị bỏ hoang suốt hơn 10 năm qua. Tại sao lại xảy ra việc này? Tại sao nhà máy không được tận dụng để rồi Chính phủ phải hỗ trợ 5 tỉnh miền Tây bị hạn mặn 350 tỷ đồng để giải quyết tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất?
Năm 2008, Công ty cổ phần Đặng Đoàn Nguyễn đầu tư dự án Nhà máy nước sạch Cần Giờ. Thiết bị lọc nước của nhà máy theo công nghệ thẩm thấu ngược (RO), lọc được tất cả các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe và lọc được cả nước biển. Từ khi nhà máy được đưa vào sử dụng, người dân Cần Giờ và người dân miền Tây rất vui mừng vì có thêm một nguồn nước sạch sử dụng.
Theo giấy chứng nhận đầu tư do UBND Tp HCM cấp, vào thời điểm 2008, dự án có tổng mức đầu tư 67 tỷ đồng, hoạt động 20 năm được thực hiện theo 3 giai đoạn:
1) Giai đoạn 1 (2007 – 2011): Mỗi ngày cung cấp 5.000 m3 nước sạch
2) Giai đoạn 2 (2012 – 2016): Nâng công suất lên 10.000m3
3) Giai đoạn 3 (2017 trở đi ): 20.000 m3/ngày
Thế nhưng, khi UBND Tp HCM chạy được ngân sách gần ngàn tỷ thì họ không cấp phép nâng công suất đúng theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp vào thời điểm đó, cũng như không mua nước từ nhà máy nước sạch Cần Giờ nữa, như đã cam kết.
Nguyên nhân là do thành phố theo đuổi mục đích khác. Họ sử dụng gần ngàn tỷ vào việc triển khai lắp đặt đường ống cấp nước từ nội thành qua Cần Giờ. Vì thế nhà máy lọc nước sạch Cần Giờ trở thành mai một từ đó.
Cái đường ống Trung Quốc mà thành phố kéo từ nội thành qua Cần Giờ, theo dự đoán của người trong ngành thì tốn kém khoảng 200 tỷ. Thế nhưng ngân sách nhà nước đã chi gần 1000 tỷ đồng. Số chênh lệch đã đi đâu?
Ngọc Thu