Khi con át chủ bài hết tác dụng và bị vứt xó, ai sẽ cứu F’LC vượt qua cơn sóng dữ?

Được Trung Quốc rót vốn, F'LC lớn nhanh như thánh gióng. Hết mua đất với giá rẻ bèo ở các tỉnh miền Trung, F'LC của ông Trịnh Văn Quyết lại lấy đất ven biển có vị trí nhạy cảm về mặt an nhinh quốc phòng để làm dự án. Không dừng lại đó F'LC còn giúp Trung Quốc làm chủ bầu trời thông qua hãng hàng không Tre Việt. Rồi đến khi hết tác dụng, F'LC từ tập đoàn bất động sản lớn nhất nhì cả nước, biến thành con nợ chúa chổm. Nay – F'LC đứa con hoang bị chối bỏ đang trong cơn hấp hối, ai sẽ cứu Quyết F'LC thoát khỏi cơn sóng dữ?

Khi còn huy hoàng, F'LC thâu tóm hết bờ biển hay những chỗ đất có vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng để làm dự án. Gần như những đường bờ biển của dãy đất hình chữ S đều về tay Quyết F'LC. Hầu như những mảnh đất F'LC thâu tóm được đa phần đều nằm bất động, giống như kiểu Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan găm đất vàng chờ thời cơ. Thời đó, dư luận cho rằng F'LC là cánh tay nối dài của TQ sang VN thâu tóm đất đai, để hòng độc chiếm biển Đông và thực hiện âm mưu bành trướng lãnh thổ. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo thủ đoạn của F'LC và kẻ thù phương Bắc.

Thế nhưng lạ là, tập đoàn này đi đến đâu thì quan chức địa phương ấy dâng đất cho cho tập đoàn này gần như vô điều kiện. Thậm chí, có tỉnh sẵn sàng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để dọn đường cho F'LC. Khi ấy, người ta liên tục nghe F'LC khởi công dự ở ngoài Bắc, rồi lại khảo sát dự án ở miền Trung, rồi tới miền Nam…toàn những dự án chục ngàn tỷ. Đấy là trước đó, giờ thì dường như F'LC đã hết thời. Người ta không còn nghe F'LC làm dự án mà thay vào đó là nghe tập đoàn này rơi vào cảnh nợi nần chồng chất.

Hết nợ tiền giải phóng mặt bằng tại dự án ở Thanh Hoá rồi đến nợi thuế tại Bình Định và Hà Nội, thậm chí là nợ luôn cả tiền của nhà thầu Hoà Bình khi công ty này hợp tác với F'LC. F'LC chây ì trả nợ đến mức tập đoàn này phải nhờ đến sự can thiệp của báo giáo dục Việt Nam.

Không dừng lại đó hãng hàng không Bamboo( BAV) của F'LC hoạt động chưa bao lâu thì lại chây ì tiền của ACV. Đến nổi tập đoàn này phải nhờ đến Tổng Cục Hàng không và Bộ GTVT đòi nợ dùm. Còn đang loay hoay với khoản nợ của ACV, thì ông Trịnh Văn Quyết bán gần 50% cổ phần của hãng bay này cho nhà đầu tư ngoại. Nhiều người đồn đoán, F'LC đã bán cho TQ. Lạ là một hãng hàng không nợ nần bủa vây, mới bán mình cho nhà đầu tư nước lạ, nhưng vẫn được rót vào 3.000 tỷ nâng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ hơn hẳn cả Vietjet – một hãng hàng không cố cụ. Với bất thường này, dư luận cho rằng F'LC đang dùng chiêu ve sầu thoát xác, để hợp thức hoá nhà đầu tư.

Trong lúc nợ nần còn đang bủa vây, ông Quyết F'LC còn bán luôn cổ phần và rời ghế chủ tịch HĐQT công ty Fa ros. Sau đó, ông Quyết sáp nhập công ty này vào GAB – một công ty con của F'LC.

Không chỉ nổi cộm với những khoản nợ chồng chất, F'LC còn rơi vào cảnh thua lỗ nghiêm trọng. Theo báo cáo tài chính thì quý 1/2020 F'LC lỗ trước thuế gần 1.900 tỷ đồng. LNST công ty mẹ lỗ 1.172 tỷ. Trước đó quý 4/2019 F'LC cũng lỗ sau thuế hơn 578 tỷ đồng được lý giải là do chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lớn. Còn về nợ, quý 1/2019 nợ ngắn hạn là 14.000 tỷ thì đến quý 4/2019 số nợ này là gần 15.700 tỷ đồng. Tính tổng nợ lên đến gần tỷ đô la Mỹ!

Đỉnh điểm, là mới đây nhất hàng trăm nhà đầu tư tại dự án F'LC Hạ Long đã tập trung tại trụ sở F'LC (Cầu Giấy, Hà Nội) để yêu cầu tập đoàn này thanh toán lợi nhận theo đúng hợp đồng đã lý kết. Theo phản ánh, trong gần 1 năm qua, hàng trăm nhà đầu tư tại dự án F'LC Hạ Long vô cùng bức xúc trước việc Tập đoàn F'LC chây ì, trì hoãn việc thanh toán lợi nhuận theo đúng hợp đồng đã ký kết.

Lúc hoàng kim thì F'LC hiên ngang đi lấy đất dâng TQ, thông qua chiêu bài giúp tỉnh làm dự án. Giờ hoàn thành nhiệm vụ được giao, phía TQ không còn rót tiền cho F'LC, khiến tập đoàn này chìm trong biển nợ. Nợ nần bủa vây như thế này liệu F'LC có rơi vào cảnh phá sản? Nếu phá sản thật ai sẽ cứu một tên tay sai rước voi về dày mả tổ như F'LC? Chắc chỉ có trời mới cứu nổi?

Tâm bão