Cuộc chơi lớn của đại gia Thái: “Đánh cả cụm” điện mặt trời Việt Nam, rồi giao hoàn toàn cho nhà thầu Trung Quốc, âm mưu gì?

Super Energy Corporation (SEC), một tay chơi lớn đăng nắm tới 100 dự án điện mặt trời ở Thái sau khi nuốt 6 dự án điện mặt trời tại Việt Nam, đã nhanh chóng vung 456,7 triệu USD để thâu tóm thêm 4 dự án điện mặt trời “Lộc Ninh”. Sau khi lọt vào tay người Thái, 3 trong 4 dự án điện mặt trời Lộc Ninh đều được người Thái chuyển giao cho Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (China Power Construction) làm nhà thầu. Sự sống còn của hệ thống điện quốc gia VN sẽ ra sao khi liên tục các dự án điện lớn lần lượt rơi vào tay ông chủ và nhà thầu nước ngoài? E’VN sẽ làm gì khi mạng lưới điện chịu sự chi phối của rất nhiều bên, nhất là với TQ, một quốc gia đầy mưu mô, tham vọng?

Bà Châu Mộng Như đã được người Thái trả công hậu hĩnh như thế nào khi là kẻ trung gian “trao nỏ thần cho giặc”?

Cụm 4 dự án điện mặt trời Lộc Ninh (Bình Phước), có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng vốn thuộc sở hữu của Hưng Hải Group, Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Trần Đình Hải góp 190 tỷ đồng, sở hữu 95% vốn điều lệ.

Tháng 3/2020, SEC công bố thông tin cho biết muốn chi tối đa 456,7 triệu USD, tương đương 26,23% tổng tài sản, để thâu tóm các dự án điện mặt trời Lộc Ninh 1-4 của Hưng Hải Group. Tuy nhiên, thay vì trực tiếp mua cổ phần doanh nghiệp dự án từ chủ đầu tư, SEC lại quyết định “đi vòng” thông qua loạt pháp nhân SSE’VN1, SSELN2, SSEBP3, New Hold Co 4 (đây là các công ty trung gian nắm giữ cổ phần lớn của Lộc Ninh 1-4.)

Điểm đáng lưu ý ở các thương vụ này là “trò ảo thuật” của SEC hòng hợp thức hóa việc “thâu tóm” các dự án điện của VN. SEC trước tiên  mua đủ số cổ phần để sở hữu 49% vốn tại doanh nghiệp trung gian (theo luật DN nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 49% cổ phần). Sau đó, SECmua lại 51% vốn còn lại từ 2 cá nhân là ông Tạ Xuân Thắng (SN 1981) và bà Châu Mộng Như (SN 1988) (hai ngời nắm giữ số cổ phần lớn tại SSE’VN1, SSELN2, SSEBP3, New Hold Co 4).

Cách SEC muốn thâu tóm cụm 3 dự án quang điện Lộc Ninh của Hưng Hải Group (Nguồn: SEC)

Báo chí từng vạch trần vai trò thật sự của bà Châu Mộng Như và ông Tạ Xuân Thắng trong thương vụ này thực chất chỉ là “người đứng tên cho SEC” hòng giúp đại gia năng lượng Thái Lan thâu tóm cả 4 dự án điện “một cách hợp pháp”. Bởi vì không lâu sau khi thành lập SSE’VN1 và SSELN2, bà Châu Mộng Như đồng loạt thế chấp số cổ phần tương đương với 26,5% vốn điều lệ tại SSE’VN1 và 45% vốn điều lệ tại SSELN2 cho Super Solar (Thailand) Co., Ltd. Tương tự, ông Tạ Xuân Thắng cũng “gán” số cổ phần tương đương với 0,5% vốn điều lệ của SSE’VN1 và 3,99% vốn điều lệ của SSELN2 cho đối tác Thái Lan.

Tự hỏi, sau thương vụ lớn này, bà Châu Mộng Như và ông Tạ Xuân Thắng đã được người Thái trả công hậu hĩnh như thế nào khi là kẻ trung gian “trao nỏ thần cho giặc”? Việt Nam mình có bao nhiêu kẻ hám lợi, làm giàu từ việc “bán thân cho giặc” như Á hậu Châu Á Mộng Như và “ranh nhân” Tạ Xuân Thắng? Đây là cách làm giàu không khó của một số ít người lười lao động, sẵn sàng đem an nguy đất nước ra để đổi chác lấy vinh hoa phú quý cho bản thân?

Đằng sau Á hậu Châu Mộng Như là một hệ thống doanh nghiệp đồ sộ với số vốn đăng ký hơn 5.000 tỷ đồng

Thêm một điểm nguy hiểm trong thương vụ này là việc SEC đã ký kết hợp đồng phát triển dự án điện mặt trời 550MW tại Lộc Ninh, Việt Nam với các đối tác Trung Quốc là Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (China Power Construction-CPC) và chọn họ làm nhà thầu.

Được biết, tính đến tháng 4/2020, CPC đã hoàn thành hơn 70 dự án điện khác nhau tại Việt Nam. Riêng các dự án điện mà công ty này lắp đặt chiếm khoảng 65% tổng công suất lắp đặt tại Việt Nam. Trong số đó, các dự án năng lượng mới là trên 2,5GW, bao gồm nhiều loại hình như: điện gió trên đất liền, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời mặt đất, phát điện sinh học.

Trong khi đối với nhà đầu tư Thái Lan – SEC, tính đến cuối tháng 3/2020, ngoài các dự án quang điện, tập đoàn này còn ghi nhận đang tham gia 8 thỏa thuận đầu tư vào các dự án điện gió tại Việt Nam. Các dự án này có tổng công suất 841 MW với tổng vốn đầu tư khoảng 5.940,2 tỷ đồng.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến công bố lễ ký kết hợp đồng EPC (Nguồn:mp.weixin.qq.com)

Tức là trong tương lai, SEC sẽ còn nhận CPC làm nhà thầu cho nhiều dự án điện lớn khác ở VN? Từng có một sự cố không thể không quan tâm: khi cấp phép cho đấu nối vào lưới điện quốc gia, đã có chuyện xuất hiện bản đồ “lưỡi bò” phi pháp trên bảng điều khiển của cụm inverter. Vậy chuyện đó sẽ còn tiếp tục diễn ra trong tương lai hay không khi TQ tiếp tục làm nhà thầu? Và kịch bản gì, nguy hiểm như thế nào có thể xảy ra trong tương lai khi mạng lưới điện quốc gia do người nước ngoài hoàn toàn kiểm soát? Liệu sẽ có ngày những kẻ ngoại quốc lợi dụng điều đó để gây sức ép về chủ quyền, lãnh thổ cũng như an toàn tính mạng của toàn thể dân Việt hay không? Thật là một viễn cảnh khó lường.

Theo Tâm bão