Hét giá vé máy bay cho chuyến bay “nhân đạo” , VN Air lines trục lợi từ nỗi đau của đồng bào
Chúng ta biết, chi phí bỏ ra cho mỗi chuyến bay là không hề rẻ, VN Air lines không bay bằng nước lã và nhân công không làm từ thiện, nhưng dùng khái niệm “nhân đạo” để gán cho một chuyến bay một chiều có giá tới 2.000 USD liệu có chấp nhận nổi? Luật là luật và chuyến bay thương mại là thương mại chứ đừng gọi bằng bất cứ cái tên nào khác để rồi cho đến lúc này vẫn chưa đủ giấy phép của Hoa Kì. Tưởng PR thành công cho thương hiệu, VN Airlines lại nhận một cái tát vào mặt vì hành động “ngu ngốc” của hãng.
Hai chuyến bay về nước từ Mỹ do Vietnam Ailrlines tổ chức sẽ được xem là hai “chuyến bay nhân đạo” vì toàn bộ chi phí do Chính Phủ Việt Nam thanh toán. Điều này cũng có nghĩa các du học sinh không phải trả tiền vé. Vậy tại sao Vietnam Ailrlines lại công khai bán vé với giá lên tới 2.000 USD, thậm chí có chuyến lên tới 2.500 USD? Nếu thương vụ trót lọt VN Air lines và người giúp sức cho hãng là Tổng Cục hàng không sẽ ăn bao nhiêu tiền ? Khi mà họ không chỉ vừa thu tiền vé của du học sinh vừa nhận tiền từ ngân sách nhà nước trả cho “chuyến bay nhân đạo”?
Quả thật đồng tiền có sức mạnh ghê gớm khi nó khiến cho những kẻ mê muội có thể làm những điều trái với đạo lý, nguyên tắc: Ở trong nước, Cục Hàng không cấm các hãng bán vé khi chưa được cấp phép bay, nhưng ngay trên đất Mỹ họ đã bán xong cho những em nhỏ, người già, người bệnh… dù chưa được cấp phép!
Nếu không phải vì Mỹ vẫn còn hạn chế các chuyến bay quốc tế thì các du học sinh Việt Nam có thể săn được giá vé máy bay về Việt Nam từ Mỹ của hãng hàng không United Airlines chỉ từ 310 USD. Hay trong khi không có dịch bệnh, VN Air lines có giá vé chỉ khoảng 7,886,000, vậy mà nay giá vé được cho là “nhân đạo ” của VN Air lines lại lên tới 2.000 USD cho chuyến bay một chiều. Có phải là lợi dụng lúc khó khăn để trục lợi hay không ? Chuyến bay A350 chỉ có 305 chỗ mà VNA bán 276 vé thu về hơn 550.000 đô thì giãn cách với nhân đạo kiểu gì? Đó là chưa kể còn có tin chiều đi từ Hà Nội cũng bán vé chứ không phải bay rỗng.
Đáng căm phẫn ở chỗ, khi những công dân VN có hoàn cảnh khó khăn hay những em nhỏ, người già khó có thể xoay xở và lo toan 1 mình như thế đang chật vật bên đất lạ vì đã phải bỏ lại sau lưng tất cả để đi quãng đường dài đến San Francisco chờ chuyến thì VN Air lines bảo tất cả liên hệ với đối tác thuê bao chuyến, họ đã nhân đạo lắm rồi, nhiệm vụ của họ chỉ có thế!?
Khi đã thu tiền thì đừng có thái độ ban ơn kiểu tổ chức được chuyến bay là tốt lắm rồi vì đây là nhiệm vụ của hàng không quốc gia mà Chính phủ giao phó. Cứ thử bỏ mặc công dân nhỏ bé, già cả, bệnh tật… của mình ở bên ấy đi, có ngạo nghễ được không ?
Giá vé 1 chiều về Việt Nam được Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam đưa ra ngày 24 Tháng Tư, 2020.
May sao, Bộ Ngoại giao đã phải ra tay, lên tiếng cho biết sẽ bảo hộ công dân đàng hoàng và tử tế trong khi chờ phép bay về. Chính phủ VN đang bận bịu với công tác chống dịch, vẫn quan tâm tài trợ cho các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước, lại phải nai lưng ra xử lý những vụ việc trái khuấy do đứa con cưng VN Air lines gây ra, đến khi nào VN Air lines mới chịu lớn ?
Giữa lúc dịch bệnh đang ế khách thảm hại, ngửa tay xin Chính phủ trợ cấp đến 12.000 tỷ, phải đếm từng khách để mong cứu vớt thiệt hại, nhà nước đã tạo điều kiện cho VN Air lines đến như vậy là cơ hội rất tốt rồi, nhưng tự cho mình cái quyền nhân danh những điều cao đẹp để trục lợi thì không thể chấp nhận được.
Nếu đây thực sự là một chuyến bay nhân đạo như VN Air lines đã công bố, ắt hẳn Mỹ sẽ chẳng ngại ngần gì mà cấp phép bay. Nhưng trước một việc đầy mờ ám có phần gian lận như vậy rõ ràng họ đã có hành động nghiêm minh chứ không tiếp tay. Chuyện khó như xin Nhà nước “giải cứu” bằng 12.000 tỷ đồng sao Vietnam Ailrlines làm dễ thế mà chuyện dễ như chuyến bay này lại khó với họ quá! Vietnam Ailrlines bay nhân đạo thật giống anh Đường Nhuệ làm nhiệm vụ tâm linh!
Theo Tâm bão