FB Bùi Thanh Hiếu – thánh địa của ổ nhóm phản động
Trong nhiều năm trở lại đây, tình hình chính trị của Việt Nam luôn là tâm điểm bàn luận của một số thành phần chống đối. Trong đó, Bùi Thanh Hiếu được mệnh danh là “Người buôn gió” một kẻ chạy trốn ở Đức, chính là một trong những kẻ liên tục tìm mọi cách xuyên tạc tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam.
Trước thông tin về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bùi Thanh Hiếu đã có những bài viết đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc một cách trắng trợn. Hắn cho đây là một cuộc “thanh trừ” trong nội bộ lãnh đạo của Việt Nam.
Ở tận nước Đức xa xôi, nhưng hắn luôn cố tỏ vẻ mình là người hiểu biết, nắm được những thông tin mật của Bộ chính trị, Đảng, Nhà nước Việt Nam. Vì thế, trong các bài viết về sức khỏe của Tổng Bí thư, hắn đã cố tình lắt léo thông tin, bịa đặt những nguồn tin một cách liên tục.
Blog, Facebook của Bùi Thanh Hiếu trong nhiều năm qua được coi là “thánh địa” của nhóm phản động, của nhóm chống phá tung tin bôi nhọ các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội,… Dưới miệng lưỡi của Bùi Thanh Hiếu, sự thật luôn bị bẻ cong và xuyên tạc một cách hết sức trắng trợn.
Sinh ra ở con ngõ Phất Lộc, nằm ở Chợ Đồng Xuân – Bắc Qua (Hà Nội) trong một khu vực được coi là “khu phố bụi đời, nơi chứa nhiều thành phần giang hồ, xã hội đen”. Vốn là một tên tội phạm đường phố, kẻ buôn bán ma tuý, năm 2009 hắn bị công an bắt giam 10 ngày vì lý do ‘”Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm an ninh quốc gia”.
Sau sự bất kiến với chính quyền, hắn tiếp tục tìm đường sang Đức để tị nạn và tiếp tục sử dụng mạng xã hội, công cụ Internet để chống phá chính quyền, xuyên tạc thông tin về tình hình chính trị, bôi nhọ lãnh đạo,… Hắn tự cho mình là người có thể có được những thông tin chính trị mật một cách hoàn chỉnh, nhưng sự thật thì những thông tin này chỉ là được hắn tổng hợp từ các nguồn phản động và gán ghép với nhau.
Trong những năm từ 2015 trở lại đây, hắn liên tục tìm mọi cách xuyên tạc ở mọi lĩnh vực, nhằm gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới đời sống chính trị, văn hóa, xã hội. Có thể kể đến như việc hắn phát tán thông tin về việc Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bị bắt hồi tháng 8/2017 làm ảnh hưởng tới hoạt động của lĩnh vực ngân hàng và tạo bất ổn trong xã hội.
Năm 2017, Hiếu Thanh Bùi tiếp tục đăng tải bài viết vu cáo “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên kết với Chủ tịch nước Trần Đại Quang” để chống lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau bài viết không có giá trị và bị phanh phui, thì hắn lại dựng lên chuyện con rể Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được chống lưng “làm mưa làm gió” để nhằm hạ uy tín người đứng đầu Chính phủ.
Trước thềm Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Hiếu Thanh Bùi lại một lần nữa cấu kết với các tổ chức phản động ở nước ngoài để tìm mọi thủ doạn, nhằm bôi nhọ chế độ, xúc phạm uy tính của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là người đứng đầu Bộ Chính trị – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chính với những thông tin soi mói, xuyên tạc đời tư của lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng việc thêu dệt thông tin của Bùi Thanh Hiếu mà dư luận, người dùng Internet, mạng xã hội cảm thấy tò mò, kích thích, muốn tìm hiểu sự thật. Nắm bắt được tâm lý người dùng Youtobe, Facebook, hắn liên tục tìm mọi cách để xuyên tạc, biến chuyện nhỏ thành to, cháy nhỏ thành cháy lớn.
Cần cụ thể hóa văn bản pháp luật để ngăn chặn hành vi xúc phạm Đảng, Nhà nước
Xuyên tạc thông tin về tình hình chính trị, xã hội đất nước nhằm làm sai lệch bản chất của sự việc, hiện tượng này là việc làm thường xuyên của một nhóm người thuộc diện trục lợi hoặc thù địch. Họ thường dựa vào các sự việc xảy ra trong đời sống xã hội để thêm thắt, thổi phồng, làm sai lệch hoàn toàn bản chất của sự việc. Thủ đoạn này vốn không mói nhưng thực sự rất nguy hiểm, bởi nó làm cho môi trường thông tin trở nên lẫn lộn, đen trắng, thật giả khó phân biệt.
Hầu hết trong các bài viết, video mang tính chất xuyên tạc thường được thực hiện theo kiểu dẫn dắt vòng vo, thông tin gán gép vào thông tin kia. Nhằm thực hiện một mục tiêu duy nhất chính là nói xấu Đảng, xuyên tạc vai trò của Nhà nước và phủ nhận chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Có nhiều video clip chỉ là những hình ảnh tĩnh nhặt nhạnh ở trên mạng, sau đó được cắt ghép, gán ghép để sản xuất thành video, dùng các lời bình hoàn toàn sai trái để xuyên tạc. Đây là cách làm phổ biến nhất của những kẻ phản động chuyên lắp ghép thông tin trước khi đăng tải lên các trang mạng của Facebook, Youtobe,…
Sự thù ghét chế độ, Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện tại nên những kẻ này đã sẵn sàng tha hóa đạo đức đến mức thậm tệ, khiến người nghe mất thời gian để nghi ngờ, hoài nghi và tìm hiểu. Tệ hại hơn cả, đó là những thông tin giả mạo, xuyên tạc này làm ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế – xã hội của đất nước, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân.
Ai cũng biết pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ công dân về quyền tự do ngôn luận, nhưng không phải vì thế mà pháp luật cho phép những kẻ bịa đặt thông tin được xuyên tạc, vu khống, xúc phạm lợi ích của người khác. Các hành vi xuyên tạc thông tin, bôi nhọ công dân, cũng như các tổ chức Đảng, Chính phủ, các lãnh đạo cấp cao đều cần phải lên án và đáng bị dẹp bỏ trong đời sống của nhân dân ta.
Trước những hoạt động xuyên tạc, bịa đặt và những thông tin sai sự thật để nhằm mục đích bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm danh dự của Đảng, Nhà nước gia tăng, nhất là vào các thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị nhạy cảm, các vấn đề đất nước được dư luận quan tâm như Đại hội Đảng, bầu của Quốc hội,…
Những thông tin sai lệch, gây hoang mang, tạo nên hiệu ứng giảm sút niềm tin của người dân không chỉ gây ảnh hưởng tới cá nhân các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Mà còn tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính trị – kinh tế – văn hóa.
Trước những nguy cơ và hành vi xuyên tạc ngày càng trắng trợn đó, Việt Nam cần bổ sung quy định để ngăn chạn có hiệu quả đối với loại hành vi này. Qua kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước trên thế giới đã quy định các nội dung liên quan vào bộ luật hình sự.
Hiện nay, trong quy định của Bộ luật Hình sự ở Việt Nam Điều 17 quy định Tội danh tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với điều khoản này, người có hành vi phạm tội có thể bị phạt tù tới 20 năm.
Tội vu khống được quy định tại Điều 156 – Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định: Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Nghị định số 174/2013/NĐ-CP cũng có quy định xử phạt hành chính nếu có hành vi trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Những giọng điệu tuyên truyền, xuyên tạc xúc phạm cán bộ, lãnh đạo Đảng nhà nước của Bùi Thanh Hiếu là chiêu trò hết sức lố bịch, đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Dư luận đặc biệt cần đề cao cảnh giác, nhận diện, để vạch trần âm mưu, thủ đoạn của kẻ phản phúc Người buôn gió, cũng như các thế lực thù địch, trước âm mưu luận điệu hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Với những kẻ cố tình xuyên tạc, bôi xấu, xúc phạm danh dự tập thể, cá nhân lãnh đạo Đảng, nhà nước vì mục đích đen tối gây ảnh hưởng an ninh chính trị, an toàn xã hội, cần phải được xử lý một cách kiên quyết, triệt để, nghiêm minh.
Theo Butdanh.net