80 triệu USD vay n ợ để cải cách ngành Giáo dục và đại án mua bán điểm ch ấn đ ộ ng
Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo hân hoan trước thông tin vay được 77 triệu đô nguồn vốn ODA để đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT). Trừ 16 triệu đô để biên soạn một bộ sách giáo khoa theo đúng chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo – bộ sách mãi mãi không hiện hữu, 16 triệu đô cũng mất theo. Nếu không gọi đây là vụ việc có dấu hiệu tham nhũng rất rõ ràng, tôi thật sự không biết phải sử dụng cụm từ nào cho chính xác hơn.
77 triệu đô – 16 triệu đô = 61 triệu đô (hơn 1.400 tỷ đồng).
61 triệu đô cho việc đổi mới chương trình giáo dục bậc THPT, bất chấp ngay khi thông tin này hiện hữu, đã có ý kiến lo ngại vể tính hiệu quả nhưng mặc vay vẫn cứ vay.
Một năm sau, 2017 đến 2018, dư luận bàng hoàng chứng kiến những trò mua bán điểm thi ở khắp nơi, từ Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… Những cô tú cậu tú là con em của quan chức địa phương, thương nhân.. ào ào điểm tuyệt đối, ào ào điểm cao chót vót.
Những trường top choáng váng với các thủ khoa đến từ vùng rẻo cao, những trường danh giá sốc vì những tân sinh viên có điểm số gần như tuyệt đối đến từ các tỉnh còn nhiều khó khăn, mùa giáp hạt chờ Trung ương cứu đói.
Vụ việc vỡ lỡ, không có ai phải chịu trách nhiệm từ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mọi thứ trôi qua như không hề có chuyện gì tại đại bản doanh của Bộ này.
Cũng trong năm này, hàng loạt bê bối giáo dục đã xảy ra, từ Đinh Bằng My xâm hại đồng giới nam sinh trường dân tộc nội trú cho đến gã thầy giáo ngoài ngũ tuần khiến nữ sinh có thai, rồi tự minh oan bằng lá thư “yêu thầy tự nguyện”… Hằng hà xa số những tiêu cực khác liên quan đến con em quan chức như vụ, “Gần 100 trường hợp học sinh được nhận vào trường Võ Văn Kiệt (tỉnh Kiên Giang) năm 2017 – 2018 có điểm không đủ chuẩn”.
Đổi mới chương trình là một cách nói văn vẻ hơn của cụm từ khiến bất cứ phụ huynh nào cũng thắc thỏm, “cải cách”.
Để có tiền thì phải có cải cách.
Để vay được tiền thì phải nghĩ ra kế để cải cách.
Mặc cho, một nền giáo dục xem học sinh là chuột bạch thì mới chăm cải cách đến như vậy.
Hai năm đã trôi qua, không tính 16 triệu đô mất trắng, 61 triệu đô cho chương trình đổi mới bậc THPT vẫn chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu tích cực nào, bất cứ một tín hiệu hy vọng nào.
Thấy cô dạy thêm, bị hùng hùng hổ hổ bắt quả tang lập biên bản hệt bắt quân buôn hàng cấm. Cô giáo oan ức đội đơn trên đầu quỳ trong khuôn viên của UBND Tỉnh Đắk Lắk.
Còn các quan chức giáo dục, không cần phải giải thích nhiều về hàng ngàn tỷ đồng như sương mù ban sớm, mặt trời lên bốc hơi không còn dấu vết.
Nh.ụ c nh.ã cho các quan chức giáo dục hơn, khi Bộ Công an sẽ mở rộng vụ án, điều tra chấm thi tốt nghiệp THPT trong các năm từ 2015-2017 ở Hà Giang.
77 triệu đô là phần vốn vay ODA, nếu thêm đối ứng 3 triệu đô thì chẵn 80 triệu.
Không chỉ hàng ngàn tỷ, mà hàng chục ngàn tỷ cũng đã đổ sông đổ biển tại Bộ này, tôi sẽ tiếp tục trình bày ở các status sau.
Fb Ngô Nguyệt Hữu