Xử phạt sai phạm báo chí có phải là ngăn cấm tự do ngôn luận?
Tự do ngôn luận, tự do báo chí không chỉ là sự quan tâm của những người cầm quyền ở mỗi quốc gia, mà còn là một đòi hỏi cơ bản của quyền con người, là nhu cầu tinh thần trong tiến trình tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc. Nhưng tự do ngôn luận(TDNL), tự do báo chí (TDBC) như thế nào lại là vấn đề cần đề cập một cách cụ thể, căn cứ vào sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi quốc gia và hệ thống luật pháp của nước ấy, cùng với những tiêu chí của nền văn hóa mà trực tiếp là đạo đức.
Vừa qua lợi dụng quyền TDNL và TDBC, các phần tử thù địch đã xuyên tạc việc xử lý một số tờ báo đưa thông tin sai sự thật, gây hại cho đất nước là ngăn cấm TDNL, TDBC. Chúng tiếp tục luận điệu vu cáo cho rằng tự do báo chí ở Việt Nam đang bị khống chế, can thiệp… Tuy nhiên, trong khi hăng hái xuyên tạc, vu cáo về tình hình tự do báo chí của Việt Nam, họ đã tảng lờ một sự thật là tại các quốc gia trên thế giới, việc đưa tin thiếu chính xác, sai sự thật đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Và tại Việt Nam quy định này cũng không phải là ngoại lệ.
Tự do ngôn luận, tự do báo chí không phải là vô hạn
Luật pháp các quốc gia công nhận quyền tự do của con người, trong đó có quyền TDNL, TDBC, nhưng đó không phải là tự do vô hạn dẫn đến việc xâm phạm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, nhà nước. Ngay Điều 29 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc ra đời năm 1948 cũng đã thừa nhận Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định – và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
Ở Mỹ cũng như các quốc gia khác báo chí tự do nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật như Bộ luật Hình sự Mỹ (Chương 115, Điều 2385)…Những quy định chặt chẽ đó không ngoài mục đích ngăn chặn việc lợi dụng tự do báo chí nhằm mục đích chống chính quyền, lật đổ chính quyền, xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân khác.
Chúng ta có có thể khẳng định Việt Nam là quốc gia tự do báo chí. Bởi tất cả các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương đều có báo hoặc tạp chí, có địa phương có gần 30 cơ quan báo chí; báo chí còn được phân theo giới tính, lứa tuổi; từ nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, người cao tuổi đều có báo và tạp chí của mình.
Hiện nay, cả nước có 845 cơ quan báo chí in với 1.118 ấn phẩm, một hãng thông tấn quốc gia, 67 đài phát thanh – truyền hình, số lượng các kênh chương trình phát thanh – truyền trình quảng bá là 179 kênh, số lượng đơn vị cung cấp truyền hình cáp là 33 đơn vị, 98 cơ quan báo chí điện tử và 1.525 trang thông tin điện tử tổng hợp; 420 mạng xã hội được phép hoạt động với lượng truy cập rất cao, ảnh hưởng ngày càng lớn về thông tin.
Trước sự phát triển của in-tơ-nét, các mạng xã hội và nhiều ứng dụng khác, cho đến nay các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam không ngăn chặn và can thiệp, bảo đảm quyền tự do thông tin của mọi công dân. Hành lang pháp lý bao gồm Hiến pháp, Luật và các Nghị định, Thông tư liên quan đến quyền tự TDBC,TDNL ngày càng tiếp tục hoàn thiện hơn, phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước và tình hình phát triển của báo chí.
Tuy nhiên, quyền tự do đó phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc; không xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Điều 2, Luật Báo chí năm 1989 nêu rõ: Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
Việc xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí là nên hay không?
Các cơ quan báo chí không chỉ đóng vai trò tuyên truyền, phổ biến mà còn phản biện, góp ý cho đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, nếu báo chí lợi dụng quyền TDNL,TDBC để đưa tin giật gân, câu view, tăng tườn tác độc giả thì đó là nguy hại to lớn cho đất nước.
Bộ NN-PTNT vừa có công văn gửi Bộ TT&TT đề nghị tăng cường cường kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi, tránh gây hoang mang trong xã hội.
Cụ thể, công văn của Bộ NN-PTNT phát đi sáng 8/3 nêu thông tin, ngày 4/3 vừa qua, báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam (cơ quan trực thuộc Bộ NN-PTNT) có đăng tải bài viết: “Đánh tráo hình ảnh dịch tả lợn châu Phi để câu view trắng trợn” phản ánh trang fanpage có tên “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đưa thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi “tẩy chay” thịt lợn vì có thể lây sang người.
Tuy nhiên, qua xác minh kiểm tra, những hình ảnh trên fanpage này “lấy từ nhiều báo điện tử; cụ thể đây là hình ảnh bệnh sán dây ở lợn xảy ra tại tỉnh Bình Phước vào ngày 11/2018”; đồng thời, theo các nhà khoa học “dịch tả lợn châu Phi cũng không lây sang người”… Đây là fanpage chính thức của cửa hàng thời trang Mami và đã được chia sẻ với hàng trăm tài khoản mạng xã hội facebook khác.
Cách đây không lâu, báo chí đã định hướng dư luận đến sự giả dối và kích động lòng dân như thế nào. Dư luận tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung vài tháng gần đây đã xôn xao về một vụ án xảy ra tại thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk khi tài xế Nguyễn Ngọc Dũng (sn 1989) ngụ tại Thành phố Buôn Ma Thuột bị xử sơ thẩm 24 tháng tù giam, phúc thẩm 15 tháng tù giam sau khi “Giúp đỡ” một cháu bé đi lạc bằng cách đưa lên xe của Dũng và một ga chạy thẳng về hướng tp Buôn Ma Thuột. Vậy thực sự thì Dũng có bị oan hay không?
Việc xử phạt báo chí khi đưa tin sai sự thật là hết sức cần thiết, không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam. Việc xử phạt hành vi tương tự đã được nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành rất nghiêm khắc. Tại Đức, hành vi đăng tải trên báo chí hoặc in-tơ-nét nội dung sai sự thật, phỉ báng nhà nước, phỉ báng tôn giáo, kích động hận thù hoặc có tác động phá hoại trật tự công cộng,… đều bị coi là phạm tội hình sự.
Ngày 13-11-2017, Liên hiệp châu Âu (EU) đã khởi động một cuộc tham vấn trên quy mô lớn với các nhóm đối tượng: người dân, các nền tảng mạng xã hội, các tổ chức báo chí,… về tin tức giả, từ đó đưa ra giải pháp xử lý tin tức giả trong tương lai. Đáng chú ý, mới đây, ngày 29-7-2018, Ủy ban truyền thông thuộc Hạ viện Vương quốc Anh đã chính thức công bố báo cáo đề nghị chính phủ có biện pháp quản lý chặt chẽ các trang mạng xã hội nhằm bảo vệ nền dân chủ trong kỷ nguyên công nghệ số.
Chính vì thế, việc một số tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho rằng, việc xử phạt sai phạm trong hoạt động báo chí ở Việt Nam vừa qua là “ngăn cản tự do ngôn luận”, “kết quả âm mưu của chính quyền” là không thể chấp nhận. Cần nhận rõ bản chất của các ý kiến loại này là xuyên tạc, lợi dụng sự kiện để vu cáo chính quyền.
Bởi trên thế giới, không có thứ tự do ngôn luận nào đồng nghĩa với sự thật bị bóp méo, coi thường pháp luật, xúc phạm cộng đồng, coi thường độc giả. Tự do ngôn luận, tự do báo chí không phải là vô hạn. Quyền tự do đó phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc; không xâm phạm quyền lợi của tổ chức, cá nhân
Đinh Lực