Tấn công bôi nhọ gây rối loạn, phản kháng trong xã hội rồi đính chính là hết trách nhiệm?

Ngày 6/1/2020, Báo Tiền Phong có bài viết: “Bộ trưởng Tô Lâm nói về việc lực lượng công an giữ lại 70% tiền xử phạt”. Thông tin này được đích thân người đứng đầu ngành Công an đính chính là hoàn toàn sai sự thật. Báo Tiền Phong sau đó cũng đăng bài đính chính xin lỗi Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm, tuy nhiên thế là hết trách nhiệm?

Báo Tiền Phong ngây thơ giải thích rằng, “Do sơ suất của tác giả, bài báo đã trích dẫn Thông tư 89/2007 của Bộ Tài chính về việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa, trong đó có nội dung: “Trích 70% cho lực lượng Công an tham gia giữ gìn TTATGT”.

Tuy nhiên, đến ngày 6/12/2013, Thông tư 89/2007 nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153/2013 của Bộ Tài chính. Trong thông tư thay thế, tại khoản 5 Điều 4 nêu: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước…”.

Như Tiền Phong cố gắng chống chế, thì tự nhiên đang yên đang lành tác giả lại lôi một Nghị định được ban hành từ năm 2007 (tức là từ 13 năm trước) và đã được thay đổi từ lâu để viết lại. Rồi cũng không hiểu sao mà lọt qua được sự kiểm duyệt khắt khe của BBT để được chình ình đăng lên mặt báo và gây cho xã hội một cơn chấn động, phẫn nộ một phen.

Thậm chí, bài báo Tiền Phong còn “tốt bụng” ước tính dùm độc giả rằng tổng số tiền được giữ lại trong 2 năm 2018 và 2019 lên đến gần 3.800 tỷ đồng, như vậy tính sơ, số tiền mà CSGT được giữ lại lên đến hàng nghìn tỷ. Đối với thông tin này, nhiều phản hồi cho rằng “dân chỉ có ch ê't”, “bị hút máu đến tận xương tủy”…

Tiền Phong đăng loạt, gây hoang mang xã hội

Bài viết nhanh chóng được rút ngắn

Thế là không cần nói gì thêm, chỉ trong vòng 2 ngày thông tin này đã được chia sẻ cực mạnh từ đời thường lên đến MXH. Người dân không tiếc lời chửi rủa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của lực lượng công an. Đến nỗi đích thân Bộ Công an và Bộ Tài Chính phải lập tức đăng đàn đính chính với Tiền Phong để trấn an dư luận rằng, tất cả số tiền lực lượng công an xử phạt đều nộp về Ngân sách Nhà nước và sẽ được phân bổ về trung ương, địa phương theo quy định của luật pháp, chứ Bộ Công an nào có được giữ lại như báo chí nói. Thông tin xác thực lại cũng là Thông tư năm 2007, thế mà trước những hậu quả nghiêm trọng trên, Tiền Phong chỉ nói là “do sơ suất của tác giả” và xin lỗi (?!) Dễ dàng hạ gục uy tín người khác rồi xin lỗi suông như thể chẳng có gì, thì bảo sao một quan chức trước tòa than thở rằng bây giờ sợ báo chí “đen” còn hơn công an.

Nếu thật như Tiền Phong thì hóa ra lại là cả một ban bệ tòa soạn đang đổ trách nhiệm cho một thằng thấp cổ bé họng nhất, cũng như việc xếp lịch cho giám đốc sở đi đánh Golf trong giờ làm việc lại là lỗi của thằng đánh máy, còn cái thằng sếp đứng đầu nó chẳng có trách nhiệm gì cả, nó chỉ là đi theo sự sắp xếp của thằng đánh máy. Như thế các vị nghe có hài hước không?

Đó là chưa nói đến mục đích chính trị đằng sau. Tôi không tin do sơ sót mà thằng viết báo lại lôi một Thông tư từ 13 năm trước ra, rồi đăng mới cứ như vừa được ban hành. Tôi không tin nguyên một ban bệ tòa soạn lại chả đọc bài báo, chả thấy được lỗi sai rồi cứ thế đăng lên để gây chấn động dư luận, ảnh hưởng uy tín cả một bộ ngành. Tội này phải liệt vào tung tin đồn nhảm, tin giả, gây hoang mang trong xã hội, bôi nhọ danh dự, kích động thù hằn xã hội và phải xử thật nghiêm, rút giấy phép hoạt động của tờ báo. Có như vậy mới răn đe được hệ thống báo chí.

CTVN