“Cướp” tiền hỗ trợ của dân, Thanh Hóa còn đè “ách sưu cao, thuế nặng” lên đầu dân
Thanh Hóa, tỉnh có nhiều gia đình thuộc diện nghèo nhất nước và là một trong những tỉnh nhận lượng gạo cứu đói từ chính phủ cao nhất nước lại vừa có chuyện nực cười: Huyện nghèo có tới 2.400 người tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ do dịch Covid19. Tưởng đâu dân mình nghèo mà sĩ diện cao ngút trời, hóa ra không. Xã làm sẵn đơn kêu không nhận tiền hỗ trợ, dân chỉ việc ký. Ai đời dân cả nước thắt lưng buộc bụng để hỗ trợ dân thì Thanh Hóa lại ép dân không được nhận. Dân mình khổ quá rồi, sao quan chức Thanh Hóa còn chơi ác với dân? Chính phủ nổ lực 100 thì Thanh Hóa phá 1.000!
Nghèo nhất nước nhưng dân Thanh Hóa lại phải gồng lưng gánh chịu cảnh sưu cao, thuế nặng do cán bộ làng, cán bộ xã và cán bộ huyện bày vẽ ra. Số tiền phải đóng mỗi năm nhiều đến nỗi người già thì trông được mau chết còn người trẻ thì không dám đẻ con.
CHuyện sưu cao thuế nặng những tưởng chỉ có ở thời phong kiến thì người dân hai xã Hải Lộc, Hưng Lộc (Thanh Hóa) từng bị đè đầu cưỡi cổ bởi những khoản thu chi không đúng hoặc không cần thiết. Người dân nghèo ở địa phương bị bắt buộc, cưỡng ép đóng góp tài chính với các biện pháp chế tài hà khắc, dồn đến bước đường cùng, không chốn nương thân.
Theo đó, mỗi hộ dân đều có hẳn một cuốn sổ có tên “SỔ THEO DÕI THU THUẾ VÀ CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP HÀNG NĂM”. Trong đó, mỗi gia đình phải nộp hơn 20 loại thuế, phí. Có những thứ quỹ vận động trên tinh thần tự nguyện, thì ở đây người dân buộc phải đóng, như là mệnh lệnh, tất thảy các nhân khẩu trong thôn phải tuyệt đối tham gia. Đáng chú ý là các quỹ này rất “trời ơi đất hỡi” như: quỹ cao tuổi, quỹ thiếu niên, quỹ tình nghĩa, quỹ khuyến học,…
Quỹ tình nghĩa để làm gì khi người dân bị ép buộc phải đóng tiền dù hoàn cảnh gia đình không đủ ăn đủ mặc? Quỹ cao tuổi đóng cho ai khi chính những người già không đủ sức lao động cũng bị è cổ ra đóng góp? Những đứa trẻ còn đỏ hỏn trên tay cũng phải gánh các phí như… đắp đất để phòng chống thiên tai?
Không có tiền để đóng các khoản phí, khất nợ cũng không xong, cuối cùng, nhà chỉ còn chiếc giường để ngủ, làng lập biên bản tịch thu nốt chiếc giường để trừ thuế. Mặc cho người dân khóc lóc van xin, làng vẫn cứ thu chiếc giường về trên nhà văn hóa làng, bỏ mặc mưa nắng. Đến khi nào đóng đủ thuế thì mới được nhận chiếc giường về ngủ.
Cái hay ở các xã làng Thanh Hóa là, dù xã có chút xíu nhưng cán bộ lại đông hơn dân, cán bộ làng đã lên vài chục người, đến thôn thì cả trăm người và lên đến xã, cộng tất cả cán bộ lại có thể lên tới cả ngàn người gồm cán bộ có biên chế và cán bộ cộng tác. Trong đó, cán bộ cộng tác chiếm từ 70% đến 80%, họ là những người hăng hái, sẵn sàng làm mọi chuyện theo lệnh của cấp trên. Do đó, ai không đóng thuế thì đã có hẳn một lực lượng hùng hậu đứng ra “xử lý”.
Tóm lại, thuế phí ở Thanh Hóa, vô cùng khủng khiếp. Thôn có phí thôn, xã có phí xã, huyện có phí huyện. Thực trạng trầm kha mà báo chí viết hàng chục năm, không chút xi nhê. Lãnh đạo tỉnh thì cứ ậm ừ, cam kết kiểm tra, rồi đâu lại vào đấy. Dân kiệt sức bởi những khoản đóng góp, mà hễ lên tiếng thì sợ “mí ông ấy thù chết đấy”.
Trên đầu thì bị sưu cao, thuế nặng đè cổ, giờ dịch bệnh ùa về, dân Thanh Hóa được Chính phủ tung gói trợ cấp trên 48 tỷ đồng cho hơn 46.500 người dân ở các gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, cán bộ ở trên cũng tìm cách “không cho nhận”. In sẵn hàng loạt tờ giấy “đơn không nhận hỗ trợ” bắt dân ký, rồi bảo tự nguyện. Dân nào chịu cho thấu?
Đơn soạn sẵn đi vận động người dân ký không nhận tiền
Nghèo nhất nước nhưng Thanh Hóa chơi trội không thua ai. Dù đang mang nợ tới 50 tỷ một huyện ở Thanh Hóa vẫn xin xây tượng đài tới 20 tỷ. 50 tỷ tiền nợ là tiền gì: tiền xăng xe đi công tác của lãnh đạo, tiền sửa xe khi hư hỏng, tiền quà tặng các dịp đại hội, lễ kỷ niệm, tiền chè nước, giấy mực in, tiền ăn uống, nghỉ ngơi khi tiếp khách của lãnh đạo huyện ở các nhà hàng, khách sạn… Toàn là tiền phục vụ ăn chơi, đua đòi, nghỉ ngơi, tiếp khách cho cán bộ.
Dân Thanh Hóa còn khổ dài dài, ắt sẽ còn nhiều thuế, phí mọc ra nếu cái dự án tượng đài được thông qua. Còn số tiền hỗ trợ dân buộc phải ký không nhận kia, không biết có được các cán bộ trả lại cho nhà nước, hay cũng ỡm luôn của dân không chừng. Các anh không chỉ ác với dân, mà còn đang cố phá hoại chính sách của nhà nước. Đến khổ với các anh Thanh Hóa.
Theo Tâm bão