Sân bay Long Thành: chồng chất nợ công trên đầu dân, tiền chảy về túi nhóm lợi ích

Nhóm lợi ích Bộ GTVT dĩ nhiên không chịu dừng lại ở phong trào BOT bẩn vốn đang để lại đến 55.000 tỷ đồng nợ nhanh chóng biến thành nợ xấu, Cát Linh Hà Đông mãi không khai t:ử mà kéo dài thêm 20km, nay lại công nhiên tiến hành chiến dịch xây dựng sân bay Long Thành với mục tiêu ‘một ăn ba’, đặt thêm gánh nặng lên ngân sách, trút n ợ lên đầu nhân dân.

Tại kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2019, Bộ GTVT không giấu ý định gấp rút thúc lưng Quốc hội để thông qua các nội dung tài chính và kỹ thuật dự án sân bay Long Thành càng sớm càng tốt. Dưới bàn tay nhào nặn của quý Bộ, sân bay Long Thành sẽ trở thành một điểm sáng, một cú bật nâng tầm vóc Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Chả biết sân bay Long Thành có đạt được kỳ vọng như Bộ GTVT vẫn ca ngợi hay không? Chỉ chắc chắn rằng, một khi dự án được Quốc hội thông qua, gánh nặng ngân sách và nợ công sẽ đè nặng lên đầu chính phủ và người dân, còn nhóm lợi ích thì ung dung bỏ túi hàng nghìn, hàng trăm nghìn tỷ đồng từ nguồn lực đất nước. Vì sao ư?

Sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD), trong đó tiền thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng. Đáng nói, trên thế giới có nhiều sân bay quy mô tương đương Long Thành, nhưng chi phí đầu tư chênh lệch hơn rất nhiều, chỉ bằng 2/3, tức khoảng 10 tỷ USD. Điển hình như sân bay Đại Hưng (Trung Quốc) tốn 11,5 tỷ USD, Bulacan (Philippines) 14,5 tỷ USD.

Cảng hàng không Long Thành được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt là tương đương với suất đầu tư của các cảng hàng không lớn hàng đầu trên thế giới.

Để phục vụ khoảng 100 triệu khách mỗi năm, sân bay Đại Hưng (Trung Quốc) 7 đường băng, hiện là sân bay bận rộn thứ nhì thế giới và đã hoạt động hết công suất với hơn 101 triệu lượt khách năm ngoái, tốn 11,5 tỷ USD. Sân bay Istanbul 4 đường băng cũng 12 tỉ USD trong khi sân bay Long Thành chỉ có 2 đường băng nhưng vốn lên đến 16 tỉ USD.

Vậy thì do VN dùng kỹ thuật tiên tiến, chất lượng tốt đỉnh cao nên mới có chuyện chỉ 2 đường băng mà tốn kém vượt trội, hơn hẳn những sân bay hàng đầu thế với với 4 và 7 đường băng? Hay Bộ GTVT có sự sai lệch khi tính toán, tương tự như đường sắt cao tốc Bắc Nam mà quý Bộ KH-ĐT tuyên bố chỉ cần 26 tỷ USD để hoàn thành, nhưng bộ GTVT đòi đến 58 tỷ USD, nghĩa là dù có làm hai cái dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam vẫn còn dư 2 tỷ USD uống nước mía? Hay Bộ GTVT nói thách quen rồi, dự án nào cũng phải lên giá 2-3 lần để có bị trượt giá, mất giá do lạm phát thì cũng còn dư dả?

Với dự án sân bay Long Thành thì vốn ở đâu ra? Nước nào sẽ rộng tay tiếp tục cho Việt Nam vay nợ? Bởi lẽ, trong gần 4,2 tỷ USD vốn của ACV rót vào dự án, thì doanh nghiệp này phải vay 2,63 tỷ USD. Theo Luật Quản lý nợ công, dự án này thuộc đối tượng được Chính phủ bảo lãnh. Nghĩa là khoản nợ này sẽ tính vào nợ công, phải có Chính phủ bảo lãnh thì mới đi mượn tiền nước ngoài được. Chưa nói đến việc dân sẽ phải gánh thêm một khoản nợ khổng lồ để Bộ GTVT làm dự án, nước nào sẽ rộng tay cho vay nợ, với điều kiện như thế nào? Khi nợ công của VN đang dần mất khả năng trả nợ, phải vay đáo nợ để trả cho nước ngoài?

Nếu dự án sân bay Long Thành vay vốn thành công, gần 100 triệu dân Việt sẽ càng có cơ hội đội thêm gánh nặng nợ nần ngập đầu cho hiện tại và cho rất nhiều đời con cháu mai sau. Nhưng trong khi đó, sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, đất quốc phòng lại bằng những thủ thuật nào đó biến thành đất vàng dự án của doanh nghiệp trục lợi, lại bị xử lý vô cùng chậm chạp, như chỉ muốn câu giờ và thách thức cả Bộ Chính trị lẫn toàn thể công luận. Thậm chí trắng trợn hơn, sân bay này còn được người ta trơ trẽn tôn lên làm ‘cơ sở kinh tế quốc phòng’, ‘lá chắn phòng thủ quốc gia’.

Khi hệ thống lại toàn bộ hành vi và lời nói của các quan chức Bộ GTVT và Quốc phòng từ trước tới nay, người ta có thể ngẫm ra rằng không phải bỗng dưng mà từ năm 2015, các nhóm lợi ích ODA, giao thông và chính sách đã ‘hiệp đồng tác chiến’ một cách bài bản, nâng giá sân bay Long Thành và dìm hàng thảm hại Tân Sơn Nhất – một trong những sân bay bận rộn nhất Việt Nam nhằm tống tiễn càng nhanh càng tốt trọng điểm sân bay từ TSN về Long Thành như mô hình ‘cặp đôi hoàn hảo’.

Để nếu thành công, chiến dịch dời Tân Sơn Nhất về Long Thành sẽ đạt được những mục tiêu ‘một ăn ba’: ‘xả hàng’ đến 5000 ha đất xung quanh sân bay Long Thành với giá trên trời, ăn đậm ODA vay từ Trung Quốc và ‘hô biến’ đất vàng sân bay TSN – có giá thị trường lên đến nhiều chục tỷ USD – vào túi nhóm lợi ích….

Tâm Bão