Phòng thí nghiệm cấp độ 4 ở Vũ Hán: Trung tâm nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất
Truyền thông Trung Quốc cho biết dịch coronavirus bắt nguồn từ một khu chợ hải sản ở Vũ Hán, nhưng nhiều đầu mối cho thấy chủng virus gây viêm phổi này hình thành dưới tác động của bàn tay con người, thậm chí có thể phục vụ mục đích làm vũ khí sinh học, theo tờ Hong Kong Bilingual News.
Trưởng khoa động vật tại Vườn Sinh vật và Trang trại Kadoorie – một trung tâm bảo tồn và nâng cao hiểu biết về đa dạng sinh học – ở Hồng Kông, Tiến sĩ Gary Ades, kiêm chuyên gia về hệ sinh thái dơi, gần đây đã khẳng định rằng khả năng dơi lây nhiễm coronavirus sang người là gần như bằng không. Nhưng chủng coronavirus mới nổi ở Vũ Hán lại có thể lây nhiễm giữa người với người.
Trong khi đó, lớp protein bề mặt của chủng virus gây viêm phổi bắt nguồn tại khu chợ hải sản Vũ Hán (số hiệu QHD43418.1) và của chủng coronavirus gây dịch Sars năm 2003 bắt nguồn từ loài dơi (số hiệu AVP78033.1) lại có sự tương đồng 100%, dựa trên kết quả so sánh từ hồ sơ dữ liệu BLAST của Trung tâm thông tin Quốc gia Mỹ về Công nghệ Sinh học (NCBI) trực thuộc Thư viện Y khoa Mỹ. Chính trung tâm NCBI [1] cũng đã lên tiếng khẳng định sự tương đồng giữa 2 chủng virus này. Theo đó, chủng virus từ loài dơi đã trải qua sự đột biến gen (có thể là nhân tạo hoặc tự nhiên). Tuy nhiên, gần như không có khả năng lớp protein bề mặt có thể duy trì trạng thái ổn định và không tiếp tục biến đổi sau lần đột biến tự phát thứ nhất. Do đó, nhiều khả năng đây là một sự đột biến gen nhân tạo, tức có sự tác động của con người.
Virus viêm phổi mới nổi ở Vũ Hán giống y hệt với lớp protein bề mặt của chủng coronavirus gây dịch Sars nằm 2003, dựa trên hồ sơ BLAST của NCBI (ảnh chụp màn hình/hkbnews.net).
Phòng thí nghiệm cấp độ 4 ở Vũ Hán: Trung tâm nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất
Sau đại dịch Sars năm 2003, Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 tại Vũ Hán (BSL-4), thuộc quản lý của Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), hay còn gọi là phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 (Wuhan P4) tại huyện Giang Hạ, khánh thành vào năm 2018. Theo thông tin từ CAS, phòng thí nghiệm được xây dựng chuyên biệt để nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất như chủng coronavirus mới nổi và tiến hành thí nghiệm trên chúng. Đến cuối năm 2019, chủng virus bí ẩn này lần đầu tiên bùng phát ở Vũ Hán.
Quân đội Trung Quốc đăng tải trình tự gen chủng coronavirus của loài dơi lên trang web của NCBI
Chủng virus giống chủng virus gây dịch Sars này là một loại virus được chiết xuất từ loài dơi Zhoushun, và đã được Quân đội Trung Quốc chỉnh sửa gen để có thể lây nhiễm giữa người với người. Năm 2018, trình tự gen của nó đã được Bộ Tư lệnh Quân y Nam Kinh đăng tải lên trang web của NCBI.
Coronavirus là một vũ khí sinh học
Gần đây rộ lên nghi vấn cho rằng Trung Quốc đang có ý định sử dụng loại virus này làm vũ khí sinh học để quét sạch người biểu tình Hồng Kông – những người phản đối Luật dẫn độ, đồng thời tấn công nước Mỹ nói riêng và thế giới tự do nói chung. Tuy nhiên, một sự cố xảy ra ngoài ra ý muốn khiến virus chết người này rò rỉ ra bên ngoài, đẩy Trung Quốc vào tình cảnh được ví như “gieo nhân nào gặp quả nấy”.
Thật vậy, virus Sars đã trốn thoát nhiều lần khỏi các cơ sở lưu trữ cấp cao ở Bắc Kinh, theo GS Richard Ebright, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers (Mỹ).
Phòng thí nghiệm Vũ Hán cũng được trang bị cho việc nghiên cứu động vật. Nghiên cứu hành vi của một loại virus như 209-nCoV và phát triển các phương pháp điều trị hoặc vắc-xin cho nó đòi hỏi lây nhiễm lên những mẫu khỉ thí nghiệm, một bước quan trọng trước khi thử nghiệm trên người. Tuy nhiên, GS Ebright cũng cảnh báo, khỉ là đối tượng thí nghiệm không thể lường trước được. “Chúng có thể chạy, chúng có thể cào cấu và chúng có thể cắn xé khắp nơi”, ông cho hay, và các loại virus mà chúng mang trên mình sẽ bám theo chúng đến khắp nơi, ở bất cứ đâu mà chân, móng tay và răng của chúng chạm đến [2].
Phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 từng tiến hành nghiên cứu virus trên dơi
Trên thực tế, phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về chủng coronavirus từ dơi. Đáng kể nhất là vào năm 2007, khi một nhóm nghiên cứu do Shi Zheng-Li và Cui Jie từ Viện Virus học Vũ Hán lấy mẫu hàng ngàn con dơi móng ngựa tại các địa điểm trên cả nước [3]. Tại một hang động ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các chủng coronavirus tương đồng với virus trên người [4] [5]. Họ đã dành ra 5 năm theo dõi những con dơi sống ở đó, thu thập phân dơi tươi và lấy tăm hậu môn [6]. Họ đã giải trình tự gen của 15 chủng virus từ dơi và nhận thấy rằng, khi kết hợp lại, các chủng virus này chứa tất cả các nhân tố di truyền để tạo nên virus phiên bản áp dụng trên người.
Nhân viên từ Viện Virus học Vũ Hán năm 2017 cũng đã đăng tải một nghiên cứu có tựa đề “Chủng adenovirus mới có hàm lượng G + C thấp làm sáng tỏ quá trình phát triển của chủng adenovirus”. Trong một nghiên cứu năm 2019, các nhân viên ở đây thậm chí đã tổng hợp được các dòng phân lập gen từ loài dơi ở nhiều nước và cấy mẫu thành phẩm vào vật chủ trung gian mang số hiệu pUC57.
Số ca tử vong gia tăng từng ngày
Sáng ngày 28/1, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tuyên bố số người chết do coronavirus đã tăng lên 106 và số người mắc bệnh là 4.515. Dịch bệnh cũng đã lan tới ít nhất 16 quốc gia trên thế giới, làm dấy lên lo ngại về một đại dịch toàn cầu có thể xảy ra.
Chú thích:
[1] https://ncbiinsights.ncbi.nlm.nih.gov/2020/01/13/novel-coronavirus/
[2] https://www.dailymail.co.uk/health/article-7922379/Chinas-lab-studying-Sars-Ebola-Wuhan-outbreaks-center.html
[3] Cui, J. et al. Emerg. Infect. Dis. 13, 1526–1532 (2007).
[4]. Ge, X. Y. et al. Nature 503, 535-538 (2013).
[5]Yang, X.-L. et al. J. Virol. 90, 3253-3256 (2016).
[6] Hu, B. et al. PLoS Pathog. 13, e1006698 (2017).
Theo Đại kỷ nguyên