Sự ích kỷ và gian dối của lãnh đạo địa phương bôi bác nền giáo dục Việt Nam
Vụ việc gian dối trong thi cử ở Hà Giang dưới sự hoài nghi có “bàn tay can thiệp” của lãnh đạo địa phương trong những ngày qua, đã phần nào làm mất đi niềm tin của nhân dân cả nước về bộ máy quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lãnh đạo địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm của mình và Bộ giáo dục cần phải ngồi lại để tìm ra phương pháp quản lý giáo dục phù hợp.
Bao năm nay, Việt Nam luôn đi tìm sự đổi mới trong giáo dục và đào tạo quốc gia, để sớm phát huy tiềm lực đất nước là nguồn nhân lực trẻ, dân số vàng để sớm cạnh tranh với những nước tiên tiến trên thế giới. Hoàn thiện việc giáo dục cho học sinh, sinh viên là một phương án tốt nhất để tiến hành cho việc chuẩn bị nguồn nhân sự và tận dụng hết khả năng chúng ta có.
Việc nỗ lực đổi mới giáo dục từ năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến nay đã đạt được những kết quả không ngờ. Những thí sinh đại diện thế hệ học sinh, sinh viên tham dự kỳ thi kỳ thi Olympic quốc tế luôn đạt giải thưởng danh giá, những kỳ thi ở trong nước cũng luôn được tổ chức để lựa chọn ra những người tài giỏi trong từng lĩnh vực để đưa vào thực tiễn đời sống.
Đổi mới Giáo dục còn được Bộ đề ra những quy trình từ đổi mới cơ sở hạ tầng, dụng cụ thực hành, đến những người làm công tác giáo dục cũng được thay đổi theo hướng đổi mới, hoàn thiện hơn, phương pháp giáo dục chú trọng đến vấn đề thực hành, thay vì chỉ lý thuyết như trước đây.
Một trong những phương án trọng tâm khác đó là Bộ Giáo dục đã liên tục đổi mới kỳ thi THPT và kỳ thi Quốc gia, đây là điểm nhấn cho sự giảm thiểu những khó khăn, công tác quản lý và giúp cho thí sinh, phụ huynh bớt được gánh nặng kinh tế, thời gian.
Thay vì phải thi nhiều đợt, nhiều lần trong một năm để có được kết quả tốt nghiệp THPT như năm 2005 – 2008, thì sau đó Bộ Giáo dục đã đổi mới phương pháp giáo dục và phương pháp thi để kết quả đạt được tích cực hơn.
Từ năm 2015, Bộ Giáo dục đã hoàn thiện hơn phương pháp thi THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học thành kỳ thi chung “2 trong 1”. Đây được coi là bước hoàn thiện nhất trong đổi mới giáo dục và đào tạo, kết quả đạt được khách quan dưới sự giám sát của Bộ, cơ quan chức năng liên quan và cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học.
Nhưng vẫn tiếp tục phương pháp đổi mới giáo dục để hạn chế tiêu tốn ngân sách và đạt được hiệu quả hơn, thì Bộ Giáo dục đã chuyển hẳn hình thức thì “2 trong 1” về cho địa phương quản lý, dưới sự giám sát của Bộ.
Điều này tuy tiết kiệm, nhưng cũng đã cho thấy một lỗ hổng lớn trong khâu quản lý kỳ thi này. Đó là cán bộ địa phương như ở Hà Giang, Sơn La, đã cố tình sửa điểm, thay kết quả thi cho con em họ.
Đây là một sai phạm rất lớn, đúng là Bộ Giáo dục là người phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này, nhưng người chịu trách nhiệm chính đó phải là sự liêm chính của lãnh đạo địa phương, của những người đã trực tiếp sửa điểm và những người có liên quan, là người lãnh đạo, cán bộ của những em thí sinh này.
Có một điểm mà Bộ Giáo dục đã nhanh chóng có sự táo bạo, chính xác và kịp thời trong kỳ thi này, đó là khi trước ngày công bố điểm thi trên toàn quốc, ngày 11/7. Thì ngày 7/7/, tức là trước đó 5 ngày Sở Giáo dục – Đào tạo, cũng như Ban chỉ đạo thi tỉnh Hà Giang đã nhận ra những sai phạm bất thường của thí sinh tại Hà Giang.
Ngày 10/7, dấu hiệu sai phạm này đã được Trưởng ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh 2018 của Hà Giang cũng như Thanh tra Bộ GD-ĐT báo cáo về Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018, thông qua văn bản 547/BC-HĐT, ngày 10/7 của Hội đồng thi số 05 tỉnh Hà Giang.
Ngày 12/7, Hội đồng thi của Sở GD-ĐT Hà Giang đã tiến hành mở hòm đừng túi bài thi trác nghiệm được lưu trữ tại Sở để kiểm tra. Tại đây, đã phát hiện có 5/6 túi bài thi có dán niêm phong có dấu hiệu sửa chữa.
Cùng ngày, Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang đã quyết định đình chỉ nhiệm vụ đối với ông Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang), Phó trưởng Ban Chấm thi, Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi. Ông Hoài là người đã giao chìa khóa tủ bài thi, chứa hồ sơ thi cho ông Vũ Trọng Lương, không đúng quy định.
Như vậy, điều này đã cho thấy rõ hành vi lợi dụng quyền vụ chức hạn của cá nhân ông Vũ Trọng Lương khi cố tình can thiệp vào bài thi. Để cần làm rõ 114 thí sinh được sửa điểm, thì cơ quan công an cần mở rộng điều tra động cơ phía sau hành vi bôi nhọ ngành giáo dục và vì lợi ích cá nhân này.
Sự can thiệp của Bộ Giáo dục có thể được coi là kịp thời, khâu công tác quản lý cơ chế thi từ khi làm đề đến khi thí sinh hoàn thành kỳ thi đã diễn ra theo đúng như kế hoạch mà Bộ Giáo dục đã đề ra. Cái sai phạm duy nhất và là kẽ hở lớn nhất là không lựa chọn đúng người để bảo vệ và quản lý bài thi, khi được lưu trữ tại địa phương.
Đây cũng là một trong những cái sai lớn nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong chương trình đổi mới và hoàn thiện nền cải cách giáo dục của Việt Nam. Vậy nên, thay vì đánh đồng riêng cho Bộ Giáo dục, dư luận cần phải lên tiếng yêu cầu làm rõ sai phạm ở việc lãnh đạo, cán bộ, chủ doanh nghiệp địa phương yêu cầu can thiệp vào bài thi cho con em họ.
Đây mới chính là nguồn gốc và căn nguyên của vụ sai phạm nghiêm trọng trong ngành giáo dục, nếu không có một cơ chế xử lý kịp thời từ phía cơ quan điều tra và Bộ giáo dục. Thì chắc chắn, hành động này sẽ còn tiếp diễn và xảy ra ở các địa phương khác.
Vì “lợi ích nhóm”, vì con em mình mà lãnh đạo địa phương đã cố tình thay đổi kết quả giáo dục, điều này không thể chấp nhận được. Bởi trong cương vị hiện tại, họ còn là những cán bộ nguồn, những người trực tiếp là “bộ mặt” của địa phương.
Nếu một người dân gian dối thì vụ việc chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng một cán bộ xã, huyện và tỉnh có hành vi gian dối, không đúng chuẩn mực, lợi dụng quyền vụ chức hạn thì lại là khác. Bởi điều này ảnh hưởng tới niềm tin của địa phương, sự uy tín của người lãnh đạo khi đứng trước nghị trường quốc hội để đại diện cho cử tri cả nước.
Sai phạm về giáo dục ở đâu cũng có thể có, cơ chế quản lý giáo dục ở quốc gia dù hiện đại đến đâu cũng đều có lỗ hổng. Ở Mỹ nền giáo dục hàng đầu, trường Đại học Harvard – danh giá nhất thế giới, mà năm 2012 cũng khiến cả thế giới bàng hoàn vì việc 125 sinh viên bị điều tra vì bị nghi ngờ trong gian lận thi cử.
Ở Nhật, một trong những nền giáo dục đổi mới và tiến bộ nhất trên thế giới, mới đây cũng đã dẫn tới vụ bê bối khi Cục trưởng Sano Hitoshi đã can thiệp, yêu cầu nguyên hiệu trưởng của trường thay đổi điểm thi để con trai ông đỗ vào trường Đại học Y khoa Tokyo.
Hay vụ lọt đề thi lớn nhất trên thế giới diễn ra ở Hàn Quốc vào năm 2007 và lại diễn ra lần 2 vào năm 2013. Khi 900 thí sinh thí SAT phải thi lại vào năm 2007 và 1.500 thí sinh bị hủy kết quả thi vào năm 2013, vì cơ quan giám sát kỳ thi SAT và Cơ quan chấm điểm kỳ thi Educational Testing Service phát hiện sai phạm.
Đôi khi trách phạt Bộ giáo dục, thì với những nỗ lực điêu tra vụ bê bối sửa 114 bài thi ở Hà Giang và mở rộng ra điều tra ở các địa phương khác. Thì phải công nhận sự vào cuộc kịp thời, nhanh chóng và khẩn trương của Bộ Giáo dục.
Sai phạm trong vụ 114 thí sinh là con em cán bộ ở Hà Giang hôm nay, đừng chỉ nên nhìn ở khía cạnh giáo dục “có vấn đề”. Mà điều quan trọng nhất lúc này, đó là tìm ra lý do con em cán bộ, lãnh đạo, chủ doanh nghiệp địa phương được sửa điểm là gì. Liệu có phải những ông bố, bà mẹ, này đang tính phương án… thâu tóm quyền lực nhà nước!
(Theo But Danh)