Nếu không bị án tử treo trước mặt, đâu ai biết quan chức cất tiền trong nhà lắm thế
Ngay sau khi gia đình ông Nguyễn Bắc Son kiếm đủ 66 tỷ đồng tiền mặt nộp lại để khắc phục hậu quả cho ông chỉ trong vòng 4 ngày, nhiều người thắc mắc tiền mặt đâu sẵn mà người nhà ông Son có thể huy động chỉ trong thời gian quá ngắn. Phải chăng việc cất giữ nhiều tiền mặt tại nhà đang là cách an toàn cho các quan chức tham nhũng khi thu giữ tiền bất chính?
Điều đáng nói là số tiền khổng lồ ấy chỉ được nộp lại khi ông Son đối mặt với mức án tử hình. Thế mà lúc đầu, ông chối bay chối biến, bảo rằng ông không nhớ gì cả, xin Tổng Bí thư tha lỗi cho ông. Rằng số tiền 3 triệu đô đã bị ông xài vào những việc gì không nhớ, bây giờ nhà ông nghèo lắm, không có đủ tiền, nên xin nộp lại 500 triệu đồng khắc phục. Chỉ khi phiên tòa sáng ngày 20/12, VKS Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị mức án tử hình đối với Nguyễn Bắc Son về tội nhận hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% AVG thì chiều 23/12, gia đình ông Son mới ói ra 21 tỷ đồng “tiền khắc phục hậu quả” – chưa đến 1/3 số tiền hối lộ ông Son nhận được từ Phạm Nhật Vũ sau một quá trình dài bất hợp tác.
Chỉ đến khi một ngày trước Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án vụ MobiFone mua AVG, người nhà ông Son thất không thể giương mắt nhìn chồng, cha mình ch ê’t nên mới nôn ra thêm 45 tỷ đồng đến giao nộp. Dù trước đó cả ông và gia đình đều giả ngu giả ngơ, không biết cũng không nhớ số tiền 3 triệu USD đã dùng vào việc gì. Số tiền ấy đang ở đâu?
Đó đích thực là câu hỏi mà không ai có câu trả lời sau mỗi vụ tham nhũng tày đình, có khi làm thất thoát hàng trăm nghìn tỷ chứ không chỉ riêng gì vụ này. Số tiền thất thoát kinh khủng chỉ được bạch hóa cho dư luận bàn tán khi các quan chức ngã ngựa và đứng trước vành móng ngựa. Dư luận hài lòng vì có vẻ như họ sẽ bị đền tội đích đáng. Tuy nhiên, những số tiền khổng lồ họ gửi vào các ngân hàng ở hải ngoại, những số tiền họ cho con cái ôm ra nước ngoài, những số tiền họ đầu tư vào bất động sản thì hầu như không ai nhắc đến, cũng chẳng biết nó đi về đâu?
Đinh La Thăng làm thất thoát 800 tỷ đồng. Trịnh Xuân Thanh gây thất thoát 3.200 tỷ đồng. Dương Chí Dũng làm thất thoát 370 tỷ đồng. Trên đây chỉ là vài thí dụ, còn nhiều nhiều nữa những tên tuổi lớn đã từng nhận hối lộ, kể sao cho hết!
Chưa bàn đến việc 66 tỷ đồng tiền mặt là một số tiền rất lớn, cơ quan điều tra đã phong tỏa tài sản và truy xét cũng không có bất kỳ dấu vết nào. Thì việc gia đình ông Son vẫn ôm mộng ôm trọn số tiền này nên dùng mọi cách lấp liếm không chịu trả, nếu ông Son không phải đối mặt với án tử hình. Điều đó cho thấy tư tưởng che giấu, cố tình tiêu thụ tài sản tham nhũng, cũng như “hy sinh đời bố củng cố đời con” của gia đình các quan chức tham nhũng vẫn còn nặng lắm, đáng bị khởi tố thêm một lần nữa để làm gương răn đe cho xã hội.
Số tiền 66 tỷ đồng này là số tiền cực lớn, nhưng nó chỉ là một khoản hối lộ của Phạm Nhật Vũ trong thương vụ AVG. Tôi chắc rằng nó chẳng đáng là bao so với số tiền mà Nguyễn Bắc Son cùng gia đình đang cất trữ đâu đó trong nhà chứ không phải trong ngân hàng. Nên chỉ cần 4 ngày vỏn vẹn, số tiền 66 tỷ đồng đã chồng đủ để khắc phục hậu quả, để cứu lấy mạng của ngài Nguyễn Bắc Son. Hành động này không chỉ cho thấy tiền hối lộ của các quan chức đừng hòng tìm thấy, đừng hòng truy vết nếu chính bản thân họ không muốn nộp lại, cũng như số tiền 66 tỷ đồng nghe lớn nhưng chắc chắn chỉ là một phần nhỏ trong “kho báu tiền tham nhũng” mà các quan chức cất giữ trong suốt sự nghiệp chính trị của họ. Tiền mặt đã khủng như thế, của chìm của nổi thông qua các công ty, dự án đầu tư, bất động sản trong và ngoài nước còn khủng khiếp hơn bội phần.
Vào ngày 26/12 vừa qua, bà Trần Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1967 – một nữ Bí thư huyện ủy Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết bà bị trộm vào nhà khống chế rồi cướp đi 30 triệu đồng. Số tiền bà Ánh Tuyết công bố nghe nói rất nhỏ so với con số thực tế – khoảng 3 tỷ đồng gồm tiền mặt và vàng bà để ở nhà xài tạm. Tuy nhiên, bà mất bao nhiêu tiền dư luận chẳng mấy quan tâm, mà chủ yếu tập trung vào hình ảnh ngôi nhà bà được báo chí trong nước đăng tải. Nhiều người dân không khỏi thắc mắc với chức vụ Bí thư Huyện ủy mà bà Tuyết đang đảm nhiệm, bằng cách nào bà có thể xây được căn biệt thự rộng lớn như hình và có cả tài xế riêng. Liệu trong thời gian bắt tên trộm khốn kiếp dám đột nhập nhà bà Bí thư để cướp tài sản thì các đồng chí cơ quan điều tra có thể trả lời cho dân câu hỏi này được không? Đây là tiền sạch hay tiền nhờ làm quan mà có?
Tiền dân một đồng cắc người ta cũng tính toán, thậm chí đến ch ê’t rồi vẫn bị truy lĩnh và đặt gánh nợ lên thế hệ con cháu, còn tiền của các quan chức cướp của dân thì một đồng cũng đừng hòng kiếm được.
Tâm Bão